Khi nào nên dùng thuốc làm tan mủ?

Điều trị vết thương có mủ là vấn đề hay gặp với những vết thương hở. Sự nhiễm trùng mưng mủ có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi và gây sẹo xấu cho miệng vết thương về sau. Có nên nặn mủ hay sử dụng thuốc làm tan mủ để điều trị vết thương là vấn đề cần được cân nhắc.

1. Sự hình thành và nguyên nhân xuất hiện mưng mủ

Mủ thường tích tụ trên vết thương khi vi khuẩn xâm nhập. Dịch mủ có thể mang màu trắng hoặc nâu vàng. Lượng dịch mủ càng nhiều thì nhiễm trùng của bệnh nhân càng nghiêm trọng. Chính vì thế, cần tránh tích tụ dịch mủ tại miệng vết thương và có giải pháp xử lý mụn mủ hợp lý để giảm ảnh hưởng cho người bệnh.

Ngoài trường hợp bệnh nhân có vết thương hở thì mụn mủ cũng xuất hiện ở tình trạng áp xe do tế bào mô trong cơ thể phân hủy sinh ra. Do vậy, mỗi cá nhân nên quan tâm đến vị trí thường có nguy cơ xuất hiện mụn mủ để kịp thời phát hiện và điều trị:

Đường tiết niệu

Mủ xuất hiện ở đường tiết niệu thường sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh hoạt. Theo những nghiên cứu đã phát hiện, mủ đường tiết niệu xuất hiện là do cơ thể nhiễm trùng khi có vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập như Escherichia coli. Vi khuẩn này được tìm thấy trong đại tràng.

Cơ thể khi xuất hiện mủ tại đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến tiểu tiện. Hầu hết các biểu hiện quan sát thu nhận được ban đầu là người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu mỗi khi đi vệ sinh. Thêm vào đó, mủ có thể làm đục màu nước tiểu và lan rộng gây ra nhiễm trùng đường tiểu.

Da

Bề mặt da là nơi hay có mụn hoặc mủ do tiếp xúc với nhiều vật thể dễ bị tế bào vi khuẩn vi rút xâm nhập. Ngoài tình trạng vi khuẩn vi rút tấn công ở miệng vết thương hở, da cũng có thể xuất hiện mụn do áp xe gây ra mủ tích tụ thành cục cứng gây khó chịu hoặc đau nhức.

Miệng

Vi khuẩn và vi rút thường thích môi trường ẩm hoặc có tính ngọt. Chính vì thế, miệng là nơi thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Ngoài vấn đề sức khỏe suy giảm thì các bệnh lý răng miệng cũng tăng nguy có xuất hiện sự tấn công của vi khuẩn.

Khi người bệnh xác định sâu răng ,viêm nướu.... cần nhanh chóng điều trị. Vị trí chân răng và nướu rất dễ xuất hiện mụn mủ do dịch tiết ra khi tổn thương hoặc áp xá tại vùng liên kết nướu với răng. Thêm vào đó, amidan là nơi dễ bị viêm gây ra tích tụ mủ dẫn đến tổn thương vòm họng gây ra viêm họng.

Mắt

Các bệnh lý về mắt cũng gây ra tiết dịch mủ. Thông thường bệnh nhân mắc bệnh mưng mủ ở vùng mắt thường trong các trường hợp như:

  • Viêm hoặc tắc tuyến lệ
  • Viêm tắc kết mạc
  • Mắt chứa dị vật gây ra tổn thương bên trong như bụi bẩn hay sạn.....

2. Các bước làm tan mủ thông thường

Bệnh nhân có thể xác định được mụn mủ bằng mắt thường hoặc qua kiểm tra y tế. Để xử lý tình trạng mụn mủ thông thường, cần thực hiện lần lượt 4 bước:

  • Loại bỏ phần tế bào mô và dịch mủ khỏi cơ thể
  • Làm sạch khu vực lấy mủ đồng thời sát khuẩn vô trùng
  • Dùng băng y tế băng lại vết thương tránh nhiễm trùng lại
  • Sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp điều trị mủ

Ngoài những bước được nêu ở trên thì người bệnh có vấn đề ảnh hưởng khả năng phục hồi như tiểu đường, liệt... nên có thêm các phương pháp điều trị kết hợp để tăng khả năng hồi phục và hiệu quả điều trị.

  • Bệnh nhân tiểu đường dễ bị lở loét và khó chữa lành vết thương có mủ. Do đặc điểm như vậy mà những bệnh nhân mắc phải bệnh này có mủ sẽ liên tục bị tái diễn khó kiểm soát và loại bỏ.
  • Bệnh nhân liệt giường khả năng vận động đi lại khó khăn. Do ít vận động và chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt khi sức khỏe không đảm bảo nên khả năng phục hồi cũng ảnh hưởng. Đặc biệt người nằm quá lâu cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông của mạch máu dẫn tới vị trí vết thương khó lành.
  • Bệnh nhân sử dụng corticoid và bệnh nhân suy giảm chức năng miễn dịch có khả năng hồi phục kém hơn. Chính vì lý do đó, người bệnh nên lưu ý nâng cao sức khỏe và cân đối dinh dưỡng để cơ thể hấp thu nhận được đủ dinh dưỡng, tăng thời gian hồi phục lên.
  • Các bệnh lý mạch máu như tắc hoặc hẹp mạch máu cũng cần chú ý để đảm bảo lượng máu cơ thể cung cấp đến cho các cơ quan. Sự lưu thông tốt của máu sẽ giúp giảm ngắn thời gian hồi phục tối đa.

3. Khi nào nên dùng thuốc làm tan mủ? Những lưu ý khi sử dụng thuốc làm tan mủ

Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên đi kiểm tra và xác định rõ tình trạng cá nhân. Bác sĩ sẽ dựa theo tình hình của bệnh nhân cùng khả năng hồi phục để lựa chọn thuốc làm tan mủ phù hợp.

Phương pháp điều trị bằng thuốc làm tan mủ thường sẽ sử dụng khi mủ của bệnh nhân còn mới hoặc chưa quá đặc. Đôi khi mủ tích tụ lâu ngày sẽ khó bị tác động, bởi thuốc sẽ cần làm tiểu phẫu để loại bỏ và xử lý sạch.

Loại thuốc được sử dụng nhiều khi điều trị cho bệnh nhân có mụn mủ ở mức nhẹ và vừa là kháng sinh. Kháng sinh sẽ ngăn chặn sự hình thành tích tụ của vi khuẩn. Sau đó cơ thể có sức để kháng tốt và hệ miễn dịch đảm bảo sẽ giúp giảm được lượng mụn mủ đang tích tụ. Nếu tình trạng nhẹ có thể sẽ tiêu mủ và ngăn chặn mụn mủ tái phát.

Khi nào nên dùng thuốc làm tan mủ? Sử dụng thuốc làm tan mủ trong trường hợp mủ chưa tích tụ với lượng quá lớn và đông đặc. Thuốc tan mủ sẽ làm cho các tổ chức sinh ra mủ suy yếu trước rồi tác động giúp cơ thể tiêu mủ tránh nhiễm trùng và ảnh hưởng về sau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan