Đặc điểm các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh

Các thuốc dẫn truyền thần kinh có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh qua liên kết tĩnh điện, tăng tích luỹ và kéo dài hoạt hoá tác dụng của acetylcholin nội sinh, được biểu hiện qua tăng cường và kéo dài thời gian trung hoà màng tế bào hậu sinap. Vậy các thuốc tăng chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng như thế nào?

1. Thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh có tác dụng thế nào?

Dẫn truyền thần kinh là cơ chế thông tin được truyền đi trong hệ thần kinh, di chuyển nhanh từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác bằng cách vượt qua các khe xinap giữa chúng. Điều này được tác động qua các phân tử gọi là chất dẫn truyền thần kinh, trong đó quan trọng nhất là acetylcholin. Acetylcholin có liên quan mật thiết tới mọi vận động cơ bắp, suy nghĩ, cảm xúc và mọi thứ đi vào cơ sở của trí nhớ và tri giác.

Do đó các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh sẽ hoạt động thông qua liên kết tĩnh điện với vị trí hoạt hóa enzym cholinesterase. Liên kết có thể nghịch đảo, như vậy nó tác động như một chất ức chế nghịch đảo của cholinesterase vào kéo dài thuỷ phân của acetylcholin nội sinh, làm tăng tích luỹ và kéo dài hoạt hoá thuỷ phân của acetylcholin nội sinh, làm tăng tích luỹ và kéo dài thời gian trung hoà ở màng tế bào hậu sinap. Ngoài ra, thuốc còn có hiệu lực trực tiếp lên một số cấu trúc hệ thần kinh cholinergic và tác động lên hệ thần kinh trung ương qua đường phản xạ, hoạt hoá xung hướng tâm từ một số vùng gây phản xạ hoạt vi.

2. Sử dụng thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh khi nào?

Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Các bệnh não: di chứng liệt, rối loạn ngôn ngữ, trí nhớ sau đột quỵ, chấn thương sọ não, liệt não do viêm não, liệt não ở trẻ mới sinh
  • Trị liệu tăng cường trí nhớ, tăng mạnh trí nhớ, chống lại bệnh Alzheimer
  • Các bệnh tuỷ sống: bại liệt do các bệnh tuỷ sống
  • Các bệnh hệ thần kinh ngoại vi: tổn thương thần kinh mặt, viêm đa dây thần kinh, sa mi, tổn thương thần kinh do các nguyên nhân khác nhau
  • Các bệnh thiếu hụt dẫn truyền thần kinh: loạn dưỡng cơ tiến triển, nhược cơ, tăng trương lực cơ loạn dưỡng, teo thần kinh cơ, teo cơ tủy sống và tăng trương lực cơ bẩm sinh, xơ cứng rải rác
  • Các tình trạng mệt mỏi mãn tính và chứng đau sợi cơ
  • Gây mê, sau phẫu thuật
  • Thuốc được sử dụng để điều trị liệt ruột sau phẫu thuật, biến chứng bàng quang.

Lưu ý một số chống chỉ định của thuốc tăng dẫn truyền thần kinh gồm có:

  • Bệnh nhân hen phế quản
  • Tim đập chậm, tim mất bù
  • Động kinh
  • Khi xảy ra các tác dụng phụ hoặc sử dụng quá liều phải giảm liều hàng ngày, ngừng điều trị 2-3 ngày rồi tiếp tục dùng ở liều thấp
  • Phụ nữ có thai, cho con bú.

Thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh như galantamine thường được dùng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, liều dùng tăng dần:

  • Người lớn: 5-15mg/ngày
  • Trẻ em: dùng 0,25- 5mg/ngày tùy theo tuổi
  • Thời gian điều trị tùy thuộc vào đặc điểm bệnh lý, thông thường trong khoảng 40-60 ngày, có thể lặp lại 2-3 lần cách nhau 1-1,5 tháng. Liều cao nên chia 2-3 lần/ngày
  • Trong phẫu thuật: 12 giờ sau phẫu thuật dùng liều duy nhất 5-10mg/ngày, nếu cần có thể lặp sau 3-6 lần. Liều chuẩn tối ưu là 0,3mg/kg/ngày.

3. Tác dụng phụ của thuốc tăng dẫn truyền thần kinh

Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc tăng dẫn truyền thần kinh có thể gặp các tác dụng phụ như:

  • Tăng tiết phế quản
  • Chảy nhiều nước bọt
  • Đổ mồ hôi
  • Chảy nước mũi.

Trên đây là thông tin về thuốc tăng dẫn truyền thần kinh, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan