Công dụng thuốc Znhepa

Thuốc Znhepa là thuốc kê đơn, thường được khuyến cáo sử dụng để điều trị các bệnh lý về nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiết niệu. Người dùng thuốc Znhepa cần đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng và tuân thủ chặt chẽ theo những chỉ định mà bác sĩ đưa ra để đảm bảo đạt hiệu quả điều trị cao.

1. Thuốc Znhepa có tác dụng gì?

Thuốc Znhepa có thành phần chính là Cefpirom, do đó, tác dụng của thành phần này chính là tác dụng của Znhepa. Thành phần Cefpirom là kháng sinh dự trữ được ứng dụng hiệu quả trong các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp và tiết niệu có biến chứng nguy hiểm. Thuốc này cũng giúp điều trị trường hợp nhiễm khuẩn huyết có nguồn gốc từ đường tiết niệu hoặc đường tiêu hóa. Đối với các trường hợp điều trị vi khuẩn kỵ khí, Cefpirom có thể được kê đơn với các loại kháng sinh khác.

Mặt khác, thuốc không được phép kê đơn trong các trường hợp quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

2. Cách dùng và liều dùng Znhepa

Thuốc Znhepa được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch. Theo chuyên gia, liều thường của thuốc phụ thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn và mục đích điều trị bệnh lý, chức năng thận của người bệnh. Người bệnh có thể tham khảo liều dưới đây:

  • Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Znhepa là 1 g - 2 g/ lần. Thời gian uống sẽ là 12 giờ một lần.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp có biến chứng. liều dùng của Znhepa sẽ là 2 g và mỗi lần uống cách nhau 12 giờ.
  • Với mục đích điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng 1 g. Thời gian uống mỗi lần sẽ cách nhau 12 giờ.
  • Nếu người bệnh thuộc trường hợp nhiễm khuẩn huyết, hoặc nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng, liều dùng chỉ định là 2 g, 12 giờ một lần.
  • Bệnh nhân suy thận có liều dùng phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin. Nếu người bệnh có độ thanh thải creatinin dưới 50 ml/phút không cần điều chỉnh liều.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Liều thuốc tính dựa vào các liều trên cho mỗi kg thể trọng

Đã ghi nhận trường hợp quá liều do thuốc Znhepa, khi đó, người bệnh cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường. Trường hợp quên một liều thuốc Znhepa, người bệnh có thể uống ngay khi nhớ ra liều đã quên. Tuyệt đối không được uống gấp đôi để bù cho liều đã quên, điều này có thể gây nên nguy cơ quá liều. Trong mọi trường hợp, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

3. Tác dụng phụ của Znhepa

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Znhepa, người bệnh có thể gặp phải một hoặc nhiều phản ứng phụ. Tuy nhiên, theo ghi nhận đã số các tác dụng phụ này thường không quá nghiêm trọng và thường biến mất sau một thời gian ngắn. Các tác dụng phụ thường gặp nhất mà người bệnh có thể gặp như: ỉa chảy, buồn nôn, ngoại ban, tăng creatinin máu.... . Một số phản ứng phụ ít gặp hơn như: đau đầu, kích ứng tại chỗ tiêm, sốt, dị ứng, biếng ăn, nhiễm nấm Candida, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, chóng mặt, mất ngủ, co giật...

Những liệt kê trên không phải tất cả các tác dụng phụ của Znhepa. Do đó, trong quá trình dùng thuốc Znhepa, nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào bất thường cũng cần thông báo với bác sĩ để nhận được sự tư vấn kịp thời.

4. Tương tác thuốc Znhepa

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Znhepa, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Để tránh gặp phải các tương tác thuốc, người bệnh nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng. Việc tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào đều có thể làm gia tăng tương tác thuốc. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ.

Znhepa có thể tương tác với một số thực phẩm hoặc đồ uống, thuốc lá. Do đó, để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng.

5. Sử dụng thuốc Znhepa an toàn

Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá xem người bệnh có tiền sử dị ứng với một hoặc nhiều thuốc sau đây không cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác. Nếu như bệnh nhân dị ứng với thành phần penicilin đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ dị ứng chéo và gây ra các phản ứng dị ứng khi điều trị bằng cephalosporin.

Bệnh nhân suy thận sẽ được bác sĩ điều chỉnh liều dùng cho phù hợp với tình trạng sức khỏe. Theo chuyên gia, nếu kết hợp cephalosporin với các các aminoglycosid (gentamicin, streptomycin....), người bệnh sẽ tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ lên thận.

Khi kê đơn, bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng thuốc Znhepa với các thuốc gây táo bón.

Một số nhóm đối tượng sau đây cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, bao gồm: người coa tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi,...

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần tham vấn ý kiến của bác sĩ để cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé.

Bài viết trên đã giúp độc giả trả lời câu hỏi: “Thuốc Znhepa có tác dụng gì?” cùng những lưu ý để sử dụng thuốc an toàn. Khi có bất cứ thắc mắc nào về loại thuốc này, người bệnh đều có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cessnari
    Công dụng thuốc Cessnari

    Thuốc Cessnari được sử dụng chủ yếu theo đường tiêm truyền tĩnh mạch nhằm điều trị cho các trường hợp nhiễm trùng do chủng vi khuẩn nhạy cảm. Để thuốc Cessnari phát huy được toàn bộ tác dụng điều trị, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • genperazone
    Công dụng thuốc Genperazone

    Genperazone thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được bào chế ở dạng bột pha tiêm. Thành phần chính của thuốc Genperazone là Cefoperazone, được chỉ định điều trị nhiễm trùng hô hấp, ...

    Đọc thêm
  • Thekacin
    Công dụng thuốc Thekacin

    Thuốc Thekacin thuộc nhóm kháng sinh Aminoglycosid, hoạt động với cơ chế ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn để từ đây có thể dễ dàng tiêu diệt chúng. Thekacin được chỉ định sử dụng cho trường ...

    Đọc thêm
  • Harxone
    Công dụng thuốc Harxone

    Thuốc Harxone được sử dụng để chống nhiễm khuẩn cho các trường hợp xuất hiện nấm, vi khuẩn hay vi rút gây bệnh. Đây là thuốc không thể tự ý sử dụng khi chưa được bác sĩ chỉ định tư ...

    Đọc thêm
  • unicefphaloz
    Công dụng thuốc Unicefphaloz

    Thuốc Unicefphaloz thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tai-mũi-họng, thận-tiết niệu sinh dục, nhiễm trùng máu. Thuốc Unicefphaloz là loại thuốc ...

    Đọc thêm