Công dụng thuốc Clatexyl 250 mg

Thuốc Clatexyl 250mg thuộc nhóm thuốc kháng sinh, được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do nhiễm khuẩn nhạy cảm. Vậy thuốc Clatexyl có tác dụng gì và được dùng trong trường hợp cụ thể nào?

1. Thuốc Clatexyl 250mg là thuốc gì?

Thuốc Clatexyl 250mg có thành phần chính là hoạt chất Amoxicilin trihydrat được điều chế dưới dạng Amoxicilin khan 250mg cùng các tá dược khác Eragel, Talc, Magnesi stearat, Colloidal anhydrous silica, tinh bột và nước tinh khiết vừa đủ 1 viên.

Loại thuốc Clatexyl 250mg là loại thuốc có hàm lượng thấp nhất, được nhiều người tin dùng nhất trong thời điểm này, ngoài ra còn có loại Clatexyl 1g và Clatexyl 500mg. Thuốc được điều chế dưới dạng bột pha hỗn hợp dung dịch uống, được đóng gói dưới dạng hộp, mỗi hộp 12 gói.

2. Công dụng - chỉ định, chống chỉ định của thuốc Clatexyl 250mg

2.1 Công dụng - chỉ định

Thuốc Clatexyl 250ml được dùng để điều trị các tình trạng bệnh nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:

Lưu ý: Công dụng của thuốc Clatexyl 250mg sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân khác nhau.

2.2 Chống chỉ định của thuốc Clatexyl 250mg

Các trường hợp có tiền sử bị bị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ loại Penicillin tuyệt đối không được sử dụng thuốc.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Clatexyl 250mg

Cách dùng: thuốc Clatexyl 250mg được điều chế dưới dạng bột nên được sử dụng bằng đường uống. Người dùng nên hòa thuốc với một lượng nước vừa đủ, đợi thuốc tan hoàn toàn thành hỗn hợp dung dịch uống. Thời gian sử dụng: khuyến cáo sử dụng cùng trong lúc ăn, vì nghiên cứu chỉ ra thức ăn không có tương tác với quá trình hấp thu thuốc.

Liều dùng:

  • Liều thường dùng: 250mg -500mg/lần, uống cách nhau 8 tiếng
  • Với trẻ em dưới 10 tuổi: dùng liều 125mg - 500mg/lần, uống cách nhau 8 tiếng
  • Trẻ em dưới 20kg: dùng liều 20 - 40mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần/ngày.
  • Với liều 3g: uống sau 8 giờ để điều trị bệnh áp xe quanh răng, uống sau 10 -12 giờ để điều trị bệnh nhiễm khuẩn cấp đường tiết niệu không có biến chứng.
  • Trường hợp dùng để dự phòng viêm màng trong tim ở người dễ mắc bệnh: dùng liều 3g, uống cách 1 giờ trước khi làm các thủ thuật như nhổ răng.
  • Với người nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng hoặc tái phát lại: dùng phác đồ liều cao 3g Amoxicilin x 2 lần/ngày.
  • Với trẻ em 3 -10 tuổi bị viêm tai giữa: có thể dùng liều 750mg/lần, dùng 2 lần/ngày, liên tục trong 2 ngày.
  • Đối với người bị suy thận: sử dụng liều tiêm, cần phải giảm liều theo hệ số thanh thải creatinin:

Cl creatinin nhỏ hơn 10ml/phút: dùng liều 500mg/24 giờ

Cl creatinin lớn hơn 10ml/phút: dùng liều 500mg/12 giờ

Lưu ý: Người bệnh cần áp dụng chính xác liều dùng Clatexyl 250mg được ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng hoặc đơn thuốc chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thiết lập, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.

4. Cách xử lý khi quên liều, quá liều dùng Clatexyl 250mg

Trong trường hợp quên liều: bỏ qua liều đã quên đó và tiếp tục sử dụng liều tiếp theo đúng với đơn thuốc đã chỉ định. Người bệnh tuyệt tối không được sử dụng gấp đôi liều để bù đắp cho liều đã quên.

Trong trường hợp quá liều: vì thuốc được dung nạp tốt ngay cả khi sử dụng ở liều cao nên thuốc ít gây ra tai biến hay các triệu chứng khác khi dùng quá liều. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng mẫn cảm của từng người mà có những phản ứng xảy ra khác nhau.

5. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Clatexyl 250mg

Trong quá trình sử dụng thuốc Clatexyl 250mg, người dùng có thể gặp phải một trong số tác dụng phụ sau:

Các tác dụng phụ thường gặp: nổi mẩn, phát ban, nổi mề đay, buồn nôn, hay tiêu chảy. Các trường hợp này thường xuất hiện chậm, sau 7 ngày điều trị.

Các tác dụng phụ ít gặp: niêm mạc, sốc phản vệ, ban đỏ đa hình, viêm thận kẽ, phù mạch thần kinh, nhiễm khuẩn Candida, hội chứng Stevens - Johnson.

Lưu ý: mỗi trường hợp người dùng sẽ có những tác dụng phụ khác nhau hoặc không gặp, do vậy, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi do dùng thuốc, cần liên hệ ngay đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời.

6. Tương tác thuốc Clatexyl 250mg

Thuốc Clatexyl 250mg có thể sẽ dẫn đến thay đổi hiệu quả của một số loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng hoặc làm tăng các tác dụng phụ. Do vậy, người bệnh cần liệt kê những loại thuốc, thực phẩm chức năng, dược phẩm đang sử dụng để bác sĩ xem xét thay đổi.

Thuốc Clatexyl 250mg có những tương tác sau:

  • Hoạt chất Amoxicilin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn có trong dạ dày, do đó người dùng có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn.
  • Hoạt chất Nifedipin giúp tăng khả năng hấp thu Amoxicillin
  • Khi sử dụng Slopurinol cùng với Amoxicilin hoặc Ampicilin sẽ làm tăng khả năng phát ban của hai hoạt chất đó.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Clatexyl 250mg

Khi sử dụng Clatexyl 250mg, người dùng cần thận trọng những điều sau:

Cần phải đi kiểm tra định kỳ chức năng của gan, thận trong suốt quá trình điều trị dài ngày

Thuốc có thể gây ra các phản ứng quá mẫn cảm trầm trọng ở những người có tiền sử bị dị ứng với hoạt chất penicillin hoặc các dị nguyên khác. Chính vì vậy, người dùng cần phải điều tra kỹ có tiền sử bị dị ứng với cephalosporin, penicilin và các dị nguyên khác.

Nếu người dùng có phản ứng dị ứng như ban đỏ, sốc phản vệ, phù Quincke, hội chứng Stevens - Johnson, cần phải dừng sử dụng amoxicillin ngay lập tức và cần được điều trị cấp cứu bằng adrenalin, thở oxy, tiêm tĩnh mạch corticoid và thông khí, đặt nội khí quản, Khi đó, người dùng không bao giờ được sử dụng penicillin hoặc cephalosporin để điều trị nữa.

Khi dùng cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú:

  • Với phụ nữ có thai: chưa xác định rõ độ an toàn của Amoxicilin trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, trong quá trình mang thai, chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết. Tuy nhiên cũng chưa có bất kỳ bằng chứng nào về tác dụng phụ của thuốc gây hại cho thai nhi.
  • Với phụ nữ đang cho con bú: cần thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ này bởi vì Amoxicilin bài tiết vào sữa mẹ.

Lưu ý: để thuốc ở nơi cao ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và không được sử dụng thuốc khi thuốc đã hết hạn.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về công dụng, cách dùng và một số lưu ý của thuốc Clatexyl 250mg sẽ giúp cho người dùng hiểu và cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

183 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Maxocef 1gm
    Công dụng thuốc Maxocef 1gm

    Maxocef 1gm thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thành phần chính của thuốc Maxocef 1gm là Cefoperazon và Sulbactam, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Lykaspetin
    Công dụng thuốc Lykaspetin

    Thuốc Lykaspetin có thành phần chính là Imipenem và Cilastatin, được chỉ định điều trị bệnh nhiễm trùng như: Nhiễm trùng ổ bụng, đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da,... Dưới đây là một số thông tin hữu ...

    Đọc thêm
  • Kephazon
    Công dụng thuốc Kephazon

    Thuốc Kephazon có thành phần chính Cefoperazone. Đây là thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả như: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,... Dưới đây là một ...

    Đọc thêm
  • fasdizone
    Công dụng thuốc Fasdizone

    Thuốc Fasdizone thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm... Vậy công dụng thuốc Fasdizone là gì và thuốc được dùng cho những đối tượng bệnh nhân nào? Việc nắm rõ thông tin về ...

    Đọc thêm
  • Hwazim
    Công dụng thuốc Hwazim

    Hwazim thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng. Hwazim là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có ...

    Đọc thêm