Công dụng thuốc Zilamac 100

Thuốc Zilamac 100 được chỉ định trong điều trị cơn đau cách hồi ở chân hoặc phối với các thuốc khác nhằm ngăn ngừa huyết khối và tái hợp sau khi nong mạch vành... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Zilamac 100 trong bài viết dưới đây.

1. Thuốc Zilamac 100 có tác dụng gì?

Theo đó, thuốc Zilamac 100 chứa hoạt chất Cilostazol 100mg, bào chế dưới dạng viên nén và được chỉ định trong những trường hợp:

  • Điều trị triệu chứng thiếu máu cục bộ: Đau, loét, lạnh chi trong chứng tắc động mạch mãn tính (xơ cứng động mạch tắc, bệnh Buerger và bệnh mạch máu ngoại biên do đái tháo đường);
  • Phòng ngừa nhồi máu não, ngoại trừ tắc nghẽn mạch não do tim;
  • Điều trị triệu chứng đau cách hồi ở chân, giúp cải thiện tốc độ và khoảng cách đi lại ở người bệnh.

2. Cơ chế tác dụng

Hoạt chất Cilostazol tác dụng làm giảm cơn đau cơ, chuột rút xảy ra khi đi bộ, tập thể dục, giảm cơn đau cách hồi gây ra do lượng oxy chuyển tới các cơ bắp quá ít. Thuốc còn có tăng dụng làm tăng lưu lượng máu, lưu lượng oxy cho cơ bắp. Vì vậy, Cilostazol được chỉ định trong cải thiện các vấn đề triệu chứng tuần hoàn máu tại chân.

Cilostazol thuộc nhóm giãn mạch máu và kháng tiểu cầu. Cơ chế hoạt động của Cilostazol là ngăn chặn tế bào tiểu cầu kết dính lại với nhau và ngăn chặn chúng tạo thành cục máu đông.

3. Liều dùng của thuốc Zilamac 100

Zilamac 100 thuộc nhóm thuốc kê đơn, vì vậy liều thuốc sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng người bệnh. Một số khuyến cáo về liều thuốc Zilamac 100 như sau:

  • Liều thuốc Zilamac 100 khuyến cáo là 100mg/ lần x 2 lần/ ngày. Thuốc nên được uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ. Bởi các nghiên cứu khoa học cho thấy uống thuốc cùng bữa ăn làm tăng nồng độ đỉnh trong huyết tương, dẫn đến tăng nguy cơ gặp các biến cố ngoại ý;
  • Xem xét dùng liều thuốc 50mg/ lần x 2 lần/ ngày trong trường hợp sử dụng với các thuốc ức chế CYP3A4 như Itraconazol, Ketoconazol, Diltiazem, Erythromycin và thuốc gây ức chế CYP2C19 như Omeprazol;
  • Điều trị bằng Zilamac 100 trong thời gian từ 16 – 24 tuần giúp cải thiện đáng kể về khoảng cách đi bộ, người bệnh có thể quan sát hiệu quả thuốc sau 4 – 12 tuần điều trị.

4. Tác dụng phụ của thuốc Zilamac 100

Thuốc Zilamac 100 có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị bằng thuốc Zilamac 100.

5. Chống chỉ định của thuốc Zilamac 100

Chống chỉ định sử dụng thuốc Zilamac 100 trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với Cilostazol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Zilamac 100;
  • Người bệnh suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 25ml/phút);
  • Người bệnh suy gan từ trung bình đến nặng;
  • Người bệnh suy tim sung huyết;
  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Người bệnh có khuynh hướng chảy máu như mắc bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh, loét dạ dày tá tràng hoạt động, tăng huyết áp kém kiểm soát, đột quỵ xuất huyết gần đây (trong thời gian 6 tháng);
  • Người bệnh bị rung thất, tiền sử nhịp nhanh thất, nhịp phát ngoại vi đa ổ ở tâm thất, người bệnh có khoảng QT kéo dài.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Zilamac 100

Trong điều trị bằng thuốc Zilamac 100, ngoài báo cáo về nguy cơ dễ chảy máu và gây bầm tím, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ khi phát hiện triệu chứng sớm của rối loạn tạo máu như đau họng, sốt... Người bệnh cần được tiến hành xét nghiệm công thức máu nếu phát hiện nhiễm khuẩn, hoặc các triệu chứng lâm sàng về tạo máu. Cần ngưng điều trị bằng Zilamac 100 ngay nếu xuất hiện triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bất thường về huyết học.

Thận trọng khi điều trị đồng thời Zilamac 100 với thuốc ức chế hoặc cảm ứng CYP2C19, CYP3A4...

Thận trọng khi điều trị bằng Zilamac 100 ở người bệnh lạc vị thất hoặc nhĩ thất, người bệnh cuồng động nhĩ hoặc rung nhĩ.

Thận trọng khi điều trị bằng Zilamac 100 với bất kỳ tác nhân nào gây hạ huyết áp do khả năng gây giảm huyết áp kèm nhịp nhanh phản xạ.

Đối với phụ nữ đang mang thai: Hiện chưa có đủ nghiên cứu chứng minh độ an toàn khi điều trị bằng Zilamac 100 ở phụ nữ đang mang thai. Nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc có khả năng gây độc tính trên thai nhi. Vì vậy chống chỉ định sử dụng thuốc Zilamac 100 ở đối tượng này.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Đã có báo cáo về khả năng bài tiết vào sữa mẹ của Ciostazol, vì vậy khuyến cáo không điều trị bằng thuốc Zilamac 100.

Đối với người lái xe, vận hành máy móc: Thuốc Zilamac 100 có thể gây chóng mặt, vì vậy người bệnh lái xe, vận hành máy móc cần thận trọng khi điều trị bằng thuốc.

7. Tương tác thuốc

Thuốc Zilamac 100 có thể gây ra một số tương tác sau:

  • Điều trị bằng Cilostazol 100mg/ lần x 2 lần/ ngày đồng thời với Diltiazem 180mg/ lần/ ngày làm tăng AUC của Cilostazol lên 44%. Tăng AUC của chất chuyển hóa 4’ – trans – hydroxy lên 40%;
  • Sử dụng liều đơn Zilamac 100 với 240ml nước ép bưởi chùm không làm ảnh hưởng đến dược động học của Cilostazol;
  • Sử dụng liều đơn Zilamac 100 vào ngày thứ 7 điều trị bằng Omeprazol 1 lần/ngày làm tăng nồng độ AUC của Cilostazol lên 26%, tăng nồng độ AUC của chất chuyển hóa Dehydro lên 69% và chất chuyển hóa 4’ – trans – hydroxy giảm 31%, dẫn đến tổng tác dụng của Cilostazol tăng 42% so với liều đơn độc;
  • Thận trọng khi sử dụng Zilamac 100 đồng thời với thuốc làm tăng huyết khối, thuốc chống đông, thuốc hủy tiểu cầu, dẫn xuất của Prostaglandin E1.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của Zilamac 100. Vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng Zilamac 100.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Zilamac 100, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Zilamac 100 là thuốc kê đơn, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

180 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan