Công dụng thuốc Trafocef S 1g và 2g

Thuốc Trafocef-S thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Trafocef-S được chỉ định sử dụng điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ.

1. Trafocef-S là thuốc gì?

Trafocef-S là thuốc gì? Thuốc Trafocef-S có chứa thành phần chính là Cefoperazon và Sulbactam. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói theo dạng hộp 1 lọ bột và 1 ống nước cất pha tiêm 5m; hoặc hộp 10 lọ bột.

Thuốc Trafocef-S được chỉ định sử dụng trong các trường hợp điều trị các bệnh truyền nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm màng bụng, viêm túi mật, viêm đường mật, các bệnh nhiễm trùng ở ổ bụng khác;
  • Nhiễm trùng máu;
  • Viêm màng não;
  • Nhiễm trùng da và mô mềm;
  • Nhiễm trùng xương, khớp;
  • Nhiễm trùng xương chậu, viêm màng trong dạ con, bệnh lậu và các nhiễm trùng cơ quan sinh dục khác.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Trafocef-S

2.1.Liều dùng

Đối với người lớn

  • Nếu nhiễm khuẩn mức độ nhẹ đến trung bình: Sử dụng 1-2g Cefoperazone mỗi 12 giờ;
  • Nếu nhiễm khuẩn mức độ nặng: Sử dụng 2-4g cách mỗi 12 giờ.

Đối với trẻ em: Sử dụng 25-100mg/ kg mỗi 12 giờ.

Đối với bệnh nhân suy thận: Không cần giảm liều Cefoperazone.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh gan hoặc tắc mật: Liều dùng không được quá 4g/ 24 giờ.

2.2. Cách dùng

Thuốc Trafocef-S được dùng qua đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.

2.3. Xử trí quá liều

Đã có báo cáo ghi nhận về tác dụng phụ xảy ra khi người bệnh dùng quá liều thuốc. Nồng độ của các kháng sinh nhóm β-lactamase trong dịch não tủy cao có thể gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh như động kinh, vì vậy nên theo dõi thận trọng khi sử dụng. Trong trường hợp quá liều xảy ra do bệnh nhân mắc suy thận, cách giải quyết là thẩm phân máu để loại bỏ cefoperazon và sulbactam ra khỏi cơ thể.

Khi sử dụng thuốc quá liều các triệu chứng có thể xảy ra là tăng kích thích thần kinh cơ, co giật, đặc biệt là ở người bệnh suy thận.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Trafocef-S

3.1. Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc với người có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm penicillin, sulbactam, cefoperazon hay bất cứ kháng sinh nào thuộc nhóm cephalosporin.

3.2.Tác dụng phụ

Thuốc Trafocef-S thường dung nạp tốt và các tác dụng phụ chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ và trung bình. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra là:

  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn;
  • Ảnh hưởng trên da: Dị ứng với biểu hiện ban đỏ, mày đay;
  • Ảnh hưởng đến hệ tạo máu: Nếu sử dụng thuốc Trafocef-S trong thời gian có thể gây ra hiện tượng thiếu bạch cầu có hồi phục, phản ứng Coomb dương tính ở một số bệnh nhân, giảm Hemoglobin và hồng cầu, bạch cầu ưa axit giảm thoáng qua, tiểu cầu và giảm prothrombin huyết.

3.3. Thận trọng

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng penicillin cần thận trọng khi dùng cefoperazon và sulbactam. Ở bệnh nhân sử dụng cefoperazon đã được báo cáo về viêm ruột kết màng giả và các kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng khác. Ở bệnh nhân uống rượu trong vòng 72 giờ sau khi dùng cefoperazon đã được báo cáo về phản ứng giống disulfiram. Vì vậy, bạn không nên uống rượu khi sử dụng thuốc tiêm cefoperazon/sulbactam.
  • Cefoperazon và sulbactam có thể qua được hàng rào nhau thai. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết và đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ.
  • Các báo cáo nghiên cứu trên lâm sàng chỉ ra rằng chỉ một lượng nhỏ cefoperazon và sulbactam được tiết vào sữa mẹ. Tuy vậy, cần cẩn trọng khi sử dụng khi dùng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú.
  • Trong nghiên cứu lâm sàng, cefoperazon/sulbactam không ảnh hưởng trên người lái xe và điều khiển máy móc.

3.4. Tương tác thuốc

Thuốc Trafocef-S khi sử dụng cùng lúc một hoặc nhiều loại thuốc khác có thể dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.

Nếu thuốc Trafocef-S được sử dụng với các loại thực phẩm hoặc đồ kích thích như rượu, bia, thuốc lá... có thể ảnh hưởng và gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Do đó, người bệnh cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Trafocef-S kết hợp với các thuốc khác hoặc thực phẩm, đồ uống.

Thuốc Trafocef-S thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Trafocef-S được chỉ định sử dụng điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan