Công dụng thuốc Tirastam

Thuốc Tirastam 500 được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Levetiracetam. Thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh.

1. Thuốc Tirastam công dụng là gì?

1 viên thuốc Tirastam 500 có chứa 500mg Levetiracetam và các tá dược khác. Levetiracetam là thuốc chống động kinh, có tác dụng làm giảm tần suất xuất hiện sự lên cơn động kinh ở người bệnh động kinh. Nghiên cứu trên động vật cho thấy Levetiracetam có khả năng ức chế động kinh mà không gây ảnh hưởng tới các nơron thần kinh nhạy cảm. Levetiracetam ức chế đồng bộ, có chọn lọc về động kinh.

Chỉ định sử dụng thuốc Tirastam 500:

  • Điều trị đơn độc đối với các cơn động kinh cục bộ có/không có cơn toàn thể thứ phát ở người từ 16 tuổi trở lên mới được chẩn đoán động kinh;
  • Điều trị kết hợp trong:
    • Điều trị cơn động kinh cục bộ, có/không kết hợp với cơn động kinh toàn thể thứ phát ở người từ 1 tháng tuổi trở lên;
    • Điều trị cơn động kinh run giật cơ ở người từ 12 tuổi trở lên;
    • Điều trị cơn động kinh toàn thể co cứng - co giật tiên phát ở người từ 12 tuổi trở lên.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Tirastam 500:

  • Người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Tirastam 500

Cách dùng: Đường uống. Người bệnh nên uống thuốc Tirastam 500 cùng với một lượng nước vừa đủ, có thể uống trong/ngoài bữa ăn đều được. Liều dùng mỗi ngày nên chia đều cho 2 lần uống.

Liều dùng:

Đơn trị liệu với người từ 16 tuổi trở lên:

  • Khởi đầu với liều 250mg, 2 lần/ngày và tăng lên tới liều điều trị 500mg, 2 lần/ngày sau 2 tuần;
  • Liều dùng có thể tăng thêm 250mg, 2 lần/ngày cho mỗi 2 tuần tùy theo đáp ứng lâm sàng. Liều dùng tối đa là 1500mg, 2 lần/ngày.

Điều trị kết hợp:

  • Người từ 12 tuổi trở lên, cân nặng trên 50kg:
    • Liều điều trị khởi đầu là 500mg, 2 lần/ngày. Liều này có thể bắt đầu dùng ngay từ ngày đầu trị liệu. Tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và tính dung nạp thuốc, có thể tăng liều lên tới 1500mg, 2 lần/ngày. Có thể tăng hoặc giảm liều 500mg, 2 lần/ngày cho mỗi 2 - 4 tuần;
    • Dừng trị liệu: Nếu muốn dừng trị liệu với Levetiracetam, người bệnh nên giảm liều từ từ trước khi ngừng hẳn. Người từ 50kg trở lên có thể giảm 500mg, 2 lần/ngày cho mỗi 2 - 4 tuần; trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi và cân nặng dưới 50kg giảm liều không quá 10mg/kg, 2 lần/ngày cho mỗi 2 tuần; trẻ dưới 6 tháng tuổi giảm liều không quá 7mg/kg, 2 lần/ngày cho mỗi 2 tuần;
  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Nên điều chỉnh liều dùng nếu người bệnh bị suy giảm chức năng thận;
  • Bệnh nhân suy thận: Liều dùng thuốc Tirastam hằng ngày được điều chỉnh cho từng bệnh nhân dựa trên chức năng thận (độ thanh thải creatinin). Cụ thể:
    • Clcr > 80ml/phút/1m73m2: Dùng liều 500 - 1500mg, 2 lần/ngày;
    • Clcr 50 - 79ml/phút/1m73m2: Dùng liều 500 - 1000mg, 2 lần/ngày;
    • Clcr 30 - 49ml/phút/1m73m2: Dùng liều 250 - 750mg, 2 lần/ngày;
    • Clcr < 30ml/phút/1m73m2: Dùng liều 250 - 500mg, 2 lần/ngày;
    • Bệnh thận giai đoạn cuối - đang thẩm tách: Dùng liều 500 - 1000mg, 1 lần/ngày. Liều tấn công khuyến nghị là 750mg cho ngày đầu tiên dùng thuốc Levetiracetam. Liều bổ sung khuyến nghị là 250 - 500mg sau khi thẩm tách;
  • Bệnh nhân suy gan: Người bệnh suy gan mức độ nhẹ tới trung bình sẽ không cần điều chỉnh liều dùng thuốc Tirastam. Với bệnh nhân suy gan nặng thì nên giảm 50% liều duy trì hằng ngày nếu độ thanh thải creatinin dưới 60ml/phút/1,73m2;
  • Bệnh nhi: Các bác sĩ cần kê đơn thuốc với dạng bào chế, hàm lượng thích hợp theo độ tuổi, cân nặng và liều dùng cho trẻ. Thuốc dạng viên không thích hợp với trẻ dưới 6 tuổi mà nên dùng Levetiracetam dạng dung dịch uống. ngoài ra, dạng bào chế viên nén với những hàm lượng sẵn có cũng không thích hợp điều trị ban đầu cho trẻ có cân nặng dưới 25kg hoặc cho bệnh nhân không thể nuốt viên thuốc hoặc cho liều dưới 250mg. Những trường hợp trên nên dùng Levetiracetam dung dịch uống.

Quá liều: Khi sử dụng thuốc Tirastam 500 quá liều, người bệnh có thể bị buồn ngủ, kích động, suy giảm ý thức, gây gổ, suy hô hấp và hôn mê. Nếu quá liều cấp thì bệnh nhân có thể được gây nôn hoặc rửa dạ dày để loại bỏ thuốc khỏi đường tiêu hóa. Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu đối với thành phần Levetiracetam. Việc xử trí quá liều chủ yếu là điều trị triệu chứng, có thể thẩm tách máu.

Quên liều: Khi quên dùng 1 liều thuốc Tirastam, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Bệnh nhân tuyệt đối không được uống bù liều khi chưa được bác sĩ cho phép.

3. Tác dụng phụ của thuốc Tirastam 500

Khi sử dụng thuốc Tirastam 500, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng: Viêm mũi họng, nhiễm trùng;
  • Máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu (ức chế tủy xương trong một số trường hợp), mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính;
  • Hệ thống miễn dịch: Phản ứng thuốc với các bạch cầu ưa eosin, triệu chứng toàn thân, quá mẫn (phù mạch và phản vệ);
  • Chuyển hóa và dinh dưỡng: Chán ăn (nguy cơ tăng cao hơn khi dùng đồng thời Levetiracetam với Topiramate), giảm cân, tăng cân, hạ natri máu;
  • Tâm thần: Trầm cảm, lo âu, căng thẳng, mất ngủ, dễ bị kích động, thái độ thù địch, có ý nghĩ tự tử và cố gắng tự tử, ảo giác, giận dữ, lú lẫn, hành vi bất thường, không ổn định về tâm trạng/cảm xúc, kích động, tự tử, suy nghĩ bất thường, rối loạn nhân cách;
  • Hệ thần kinh: Đau đầu, buồn ngủ, co giật, chóng mặt, rối loạn thăng bằng, run, ngủ lịm, mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ, dị cảm, rối loạn tập trung, mất điều hòa, chứng múa giật múa vờn, tăng động, rối loạn vận động;
  • Mắt: Nhìn mờ, song thị;
  • Tai và mê đạo: Chóng mặt;
  • Hô hấp - lồng ngực - trung thất: Ho;
  • Tiêu hóa: Đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, viêm tụy;
  • Gan mật: Kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường, viêm gan, suy gan;
  • Da và các mô dưới da: Phát ban, rụng tóc (nhiều trường hợp hồi phục sau khi ngưng dùng Levetiracetam), ngứa da, chàm da, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì gây độc;
  • Cơ - xương - khớp - mô liên kết: Đau cơ, yếu cơ;
  • Toàn thân: Suy nhược, mệt mỏi;
  • Chấn thương, nhiễm độc, biến chứng thủ thuật: Chấn thương.

Người bệnh nên kịp thời thông báo cho bác sĩ về các tác dụng phụ mà bản thân gặp phải khi sử dụng thuốc Tirastam 500 để được hướng dẫn về cách xử lý tốt nhất.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tirastam 500

Một số lưu ý người bệnh nên nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Tirastam:

  • Dùng thuốc Tirastam 500 đúng liều lượng, theo chỉ định của bác sĩ;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Tirastam 500 ở người bệnh suy gan nặng;
  • Nên ngưng dùng thuốc Levetiracetam từ từ để tránh nguy cơ gia tăng cơn động kinh;
  • Không nên uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc Levetiracetam vì có thể làm gia tăng tác dụng phụ là buồn ngủ;
  • Không khuyến cáo sử dụng Levetiracetam ở người đang mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản không áp dụng biện pháp tránh thai (trừ khi thực sự cần thiết). Nếu sử dụng, cần đảm bảo kiểm soát lâm sàng phù hợp ở phụ nữ mang thai được điều trị với Levetiracetam;
  • Levetiracetam được bài tiết qua sữa mẹ nên không khuyến cáo dùng thuốc ở phụ nữ đang nuôi con bú. Nếu cần thiết phải điều trị bằng Levetiracetam thì cần cân nhắc giữa lợi ích/nguy cơ và tầm quan trọng của việc cho con bú;
  • Levetiracetam có thể gây buồn ngủ hoặc các triệu chứng liên quan tới hệ thần kinh trung ương khác. Vì vậy, nên thận trọng khi dùng thuốc ở những người bệnh cần thực hiện công việc đòi hỏi kỹ năng như lái xe, vận hành máy móc,...

5. Tương tác thuốc Tirastam 500

Tương tác thuốc có thể gây một số ảnh hưởng tới hoạt động/hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm gia tăng các tác dụng phụ. Một số tương tác thuốc của Tirastam 500 gồm:

  • Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy Levetiracetam không gây ảnh hưởng tới nồng độ của các thuốc chống động kinh (phenytoin, valproic acid, phenobarbital, carbamazepin, lamotrigin, gabapentin và primidon) trong huyết thanh. Các thuốc chống động kinh này cũng không gây ảnh hưởng tới dược động học của Levetiracetam;
  • Không có bằng chứng cho thấy có sự tương tác có ý nghĩa trên lâm sàng ở trẻ em sử dụng liều Levetiracetam lên tới 60mg/kg/ngày;
  • Đánh giá về tương tác thuốc được thực hiện ở trẻ 4 - 17 tuổi cho thấy việc điều trị kết hợp Levetiracetam đường uống với carbamazepin và valproat không gây ảnh hưởng tới nồng độ của 2 thuốc này trong huyết tương. Do đó, người dùng không cần điều chỉnh liều dùng các loại thuốc này;
  • Probenecid với liều 500mg, 4 lần/ngày là một chất ức chế bài tiết lại ống thận nhưng không gây ức chế thanh thải thận của Levetiracetam;
  • Việc sử dụng đồng thời Levetiracetam với methotrexat làm giảm thải trừ methotrexate, dẫn tới làm tăng hoặc kéo dài nồng độ methotrexat trong máu, thậm chí gây độc. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ nồng độ Levetiracetam và methotrexat trong máu ở người bệnh sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này;
  • Liều dùng Levetiracetam 1000mg/ngày không gây ảnh hưởng tới dược động học của các thuốc tránh thai đường uống (ethinyl-estradiol và levonorgestrel) và không làm thay đổi các thông số nội tiết (LH và progesterone). Liều dùng Levetiracetam 2000mg/ngày không gây ảnh hưởng tới dược động học của warfarin và digoxin, không làm biến đổi thời gian prothrombin. Việc sử dụng đồng thời Levetiracetam với cá thuốc trên không gây ảnh hưởng tới dược động học của Levetiracetam;
  • Mức độ hấp thu của Levetiracetam không thay đổi bởi thức ăn nhưng tốc độ hấp thu bị giảm nhẹ;
  • HIện chưa có thông tin về tương tác thuốc giữa Levetiracetam và rượu.

Khi được chỉ định sử dụng thuốc Tirastam 500, bệnh nhân nên chia sẻ với bác sĩ về tiền sử bệnh lý, các loại thuốc mình đang dùng để được cân nhắc điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc, ngưng thuốc hay thay đổi liều dùng thuốc khi chưa xin ý kiến bác sĩ.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

191 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng của thuốc Levaked
    Công dụng của thuốc Levaked

    Levaked là thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, thường được dùng trong điều trị bệnh lý động kinh, co giật cục bộ,... Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về thuốc Levaked, mời bạn đọc cùng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • dasginin
    Công dụng thuốc Dasginin

    Dasginin là thuốc kê đơn, có thành phần chính Pregabalin, được chỉ định để điều trị chứng đau thần kinh liên quan đến bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường, đau dây thần kinh sau zona hoặc chấn thương ...

    Đọc thêm
  • Beziax 500 mg
    Công dụng thuốc Beziax 500 mg

    Thuốc Beziax 500 mg là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần được dùng trong điều trị bệnh động kinh. Thuốc chỉ được dùng khi được bác sĩ có chuyên môn chỉ định và kê đơn. Vì thế, ...

    Đọc thêm
  • fintepla
    Tác dụng của thuốc Fintepla

    Fintepla thuộc nhóm thuốc chống động kinh, thường được chỉ định điều trị các chứng co giật có liên quan đến hội chứng Dravet trong bệnh lý động kinh cho bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên.

    Đọc thêm
  • nayzilam
    Tác dụng của thuốc Nayzilam

    Nayzilam thuộc nhóm thuốc an thần dạng xịt qua đường mũi, thường được chỉ định trước các phẫu thuật cần gây mê, gây tê, giảm triệu chứng cơn động kinh,... Vậy công dụng, cách sử dụng và một số lưu ...

    Đọc thêm