Công dụng thuốc Sunigam

Thuốc Sunigam là thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm không steroid được chỉ định trong điều trị những triệu chứng ở một số bệnh lý như viêm thấp khớp mạn tính, thoái hoá khớp, đau thắt lưng, các loại chấn thương hay chứng đau trong viêm tai mũi họng,... Vậy công dụng thuốc Sunigam là gì?

1. Thuốc Sunigam có tác dụng gì?

Thuốc Sunigam có chứa thành phần là acid tiaprofenic thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gout và các bệnh lý xương khớp. Do vậy, thuốc Sunigam có tác gì trong điều trị dài hạn những triệu chứng và ngắn hạn các đợt đau cấp tính ở một số bệnh lý như:

  • Viêm thấp khớp mạn tính, đặc biệt là trong viêm đa khớp dạng thấp
  • Bệnh thoái hóa khớp gây đau và mất khả năng làm việc
  • Đau thắt lưng
  • Đau rễ thần kinh nặng
  • Chấn thương trong dập, gãy xương, bong gân hay hậu phẫu
  • Điều trị những chứng đau trong các trường hợp viêm tai mũi họng và răng miệng. Tuy nhiên, trường hợp này cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ lan rộng của sự nhiễm trùng kết hợp.

Bên cạnh những công dụng trên, thuốc Sunigam có thể còn được sử dụng điều trị một số bệnh lý khác mà không được liệt kê ở trên. Do vậy, trước khi sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc hiệu quả.

2. Cách sử dụng thuốc Sunigam

Thuốc Sunigam được bào chế dưới dạng viên nén, uống thuốc trong các bữa ăn. Hãy uống thuốc với một ly nước đầy để tránh tình trạng kích thích dạ dày. Liều lượng sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của bệnh nhân, thông thường thời gian điều trị từ 5-10 ngày tối đa.

  • Đối với người lớn sử dụng liều tấn công 2 viên, ngày uống 3 lần và liều duy trì được tính từ ngày thứ tư uống từ 3-4 viên/ngày.
  • Đối với trẻ em trên 3 tuổi: uống liều 10mg/kg/ngày chia từ 3-4 lần.

Sử dụng thuốc Sunigam theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Tuyệt đối không tự ý tăng liều lượng của thuốc hay lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Sunigam

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Sunigam bao gồm:

  • Rối loạn dạ dày ruột như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị khi bắt đầu điều trị, loét, xuất huyết và thủng đường tiêu hoá sau khi điều trị kéo dài.
  • Tại da: phát ban, ngứa, nổi mày đay, ban xuất huyết. Trường hợp hiếm gặp trong hồng ban đa dạng và bóng nước trong hội chứng lyell và hội chứng stevens johnson.
  • Lên cơn hen suyễn ở những bệnh nhân đã có dị ứng với aspirine và các thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Khó chịu toàn thân kèm với hạ huyết áp, phù quincke, shock phản vệ
  • Suy thận nhưng có hồi phục được
  • Rối loạn tiết niệu như tiểu buốt, tiểu máu, tiểu rắt, đau bàng quang.
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương
  • Rối loạn máu như ban xuất huyết, giảm tiểu cầu.

Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Sunigam đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Sunigam vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như khó thở, chóng mặt nghiêm trọng, phát ban, sưng hoặc ngứa vùng mặt, cổ họng, lưỡi,... Trong trường hợp này, người bệnh cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp ngay lập tức.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Sunigam

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Sunigam bao gồm:

  • Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng với Sunigam hay bất kỳ dị ứng nào khác. Sunigam có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Sunigam với bệnh nhân có tiền sử hen suyễn dù do hoặc không do aspirine hoặc những thuốc kháng viêm không steroid gây ra. Loét dạ dày tá tràng đang tiến triển hoặc tiền căn loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận nặng, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 3 tuổi.
  • Thận trong sử dụng thuốc kháng viêm không steroid trong các bệnh nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng cho dù được kiểm soát tốt do thuốc có khả năng làm giảm sức đề kháng tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng, che khuất các dấu hiệu thông thường của sự nhiễm trùng.
  • Theo dõi những triệu chứng đường tiêu hoá và cần dừng điều trị nếu như bệnh nhân có xuất hiện dấu hiệu xuất huyết dạ dày ruột.
  • Cần kiểm tra chức năng gan thận thường xuyên nếu điều trị lâu dài. Khi bắt đầu quá trình điều trị cần phải theo dõi kỹ việc bài niệu và chức năng thận ở những bệnh nhân suy tim, suy thận và suy gan mạn tính, những bệnh nhân có sử dụng thuốc lợi tiểu và đặc biệt là ở người lớn tuổi.
  • Dừng điều trị nếu có nổi bóng nước.
  • Những triệu chứng về niệu và viêm bàng quang được ghi nhận với Sunigam và những thuốc kháng viêm không steroid khác. Nếu khi xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào về tiết niệu thì cần phải dừng ngay việc điều trị bằng thuốc Sunigam.
  • Hạn chế sử dụng thuốc Sunigam cho phụ nữ đang cho con bú.

Hãy bổ sung lại liều thuốc đã quên trong thời gian sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nếu thời gian bạn nhớ ra gần với thời gian của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc như lịch trình ban đầu. Không được tự ý bổ sung gấp đôi liều dùng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Sunigam có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, suy nhược,...

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Sunigam, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang dùng bao gồm vitamin, thuốc không kê đơn, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý dừng, bắt đầu hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.

Một số thuốc tương tác với Sunigam có thể kể đến như:

  • Thuốc chống đông máu đường uống do làm tăng nguy cơ xuất huyết
  • Methotrexate do làm tăng độc tính trên máu, đặc biệt là nếu sử dụng liều cao.
  • Thuốc kháng viêm không steroid khác, bao gồm salicylate ở liều cao do làm tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết đường tiêu hoá.
  • Heparine toàn thân: làm tăng nguy cơ xuất huyết
  • Các thuốc lợi tiểu: cần cho người bệnh uống nhiều nước và theo dõi chức năng gan thận trong thời gian đầu điều trị do có nguy cơ gây suy thận cấp tính ở bệnh nhân mất nước hoặc bị giảm lượng máu.
  • Thuốc ức chế men chuyển giảm tác dụng hạ huyết áp
  • Thuốc ức chế beta
  • Ciclosporine
  • Thuốc tan huyết khối
  • Vòng tránh thai

6. Cách bảo quản thuốc Sunigam

Bảo quản thuốc Sunigam ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Sunigam ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Khi thuốc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hoặc đã quá hạn sử dụng hãy xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Sunigam vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu.

Tóm lại, thuốc Sunigam là thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm không steroid được chỉ định trong điều trị những triệu chứng ở một số bệnh lý như viêm thấp khớp mạn tính, thoái hoá khớp, đau thắt lưng, các loại chấn thương hay chứng đau trong viêm tai mũi họng,... Tuy nhiên, Sunigam có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan