Công dụng thuốc Sotramezol

Thuốc Sotramezol được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là Metronidazol. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh do nhiễm khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng.

1. Thuốc Sotramezol có tác dụng gì?

Mỗi viên nén thuốc Sotramezol có chứa thành phần chính là 400mg Metronidazole. Metronidazole là loại thuốc kháng khuẩn thuộc họ nitro-5 imidazole. Metronidazole có tác dụng tốt đối với cả amip ở ngoài và trong ruột, cả thế mãn và thể cấp. Với lỵ amip mãn ở ruột, thuốc Sotramezil có tác dụng yếu hơn do ít xâm nhập vào trong đại tràng. Thuốc còn có tác dụng tốt đối với Giardia, Trichomonas vaginalis và các loại vi khuẩn kỵ khí gram âm kể cả Helicobacter, Bacteroid, Clostridium nhưng lại không có tác dụng trên những vi khuẩn ưa khí.

Cơ chế tác dụng của Metronidazole đó là: Nhóm nitro của Metronidazole bị khử bởi protein vận chuyển electron hoặc bởi protein ferredoxin. Metronidazole ở dạng khử làm mất cấu trúc xoắn của ADN, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn cùng các sinh vật đơn bào.

Sử dụng thuốc Sotramezol trong các trường hợp sau đây:

  • Người nhiễm Trichomonas đường tiết niệu - sinh dục ở cả nữ và nam;
  • Bệnh nhân nhiễm amip và nhiễm Giardia lambia;
  • Người bị viêm loét miệng;
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn kỵ khí;
  • Phòng ngừa sau phẫu thuật phụ khoa và phẫu thuật đường tiêu hóa.

Không sử dụng thuốc Sotramezol trong các trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu;
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu; phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú;
  • Người mẫn cảm đối với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Sotramezol.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Sotramezol

2.1. Cách dùng

  • Sử dụng thuốc Sotramezol bằng cách uống trực tiếp với nước lọc, nên uống trọn cả viên thuốc;
  • Không sử dụng thuốc Sotramezol với sữa hoặc nước ép trái cây nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ. Những loại thức uống kèm này có thể làm giảm mức độ hấp thu của thuốc và từ đó làm giảm hiệu quả điều trị;
  • Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý không nên nghiền hoặc bẻ thuốc khi uống. Điều này có thể làm tăng mức độ chuyển hóa, khiến thuốc hoạt động mạnh và gây các tác dụng không mong muốn.

2.2. Liều dùng

  • Liều dùng thông thường trong điều trị bệnh amip:
    • Người lớn: Sử dụng 1500mg/ngày, chia thành 3 lần uống;
    • Trẻ em: Sử dụng 30 - 40 mg/kg/ngày, chia thành 3 lần uống;
    • Thời gian điều trị: 1 tuần;
  • Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh do Trichomonas:
    • Viêm âm đạo: Sử dụng 2000mg/ngày, chỉ uống 1 liều duy nhất. Hoặc có thể dùng 500mg/ngày, chia thành 2 lần uống và điều trị trong vòng 10 ngày;
    • Viêm niệu đạo: Sử dụng 2000mg/ngày, chỉ uống 1 liều duy nhất. Hoặc có thể dùng liều 500mg/ngày chia làm 2 lần uống và điều trị trong vòng 10 ngày;
  • Liều dùng thông thường trong quá trình điều trị bệnh do Giardia intestinalis:
  • Người lớn: Sử dụng 750 - 1000mg/ngày, chia thành 3 liều bằng nhau;
  • Trẻ em: Từ 2 - 5 tuổi dùng 250mg/ngày; từ 5 - 10 tuổi dùng 375mg/ngày và trẻ từ 10 - 15 tuổi dùng 500mg/ngày;
  • Thời gian điều trị: 5 ngày;
  • Liều dùng thông thường trong quá trình điều trị viêm âm đạo không đặc hiệu:
    • Dùng liều 500mg/lần x 2 lần/ngày;
    • Thời gian điều trị: 1 tuần;
  • Liều sử dụng thông thường khi điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí gây ra:
    • Người lớn: 1000 - 1500mg/ngày, chia thành 03 liều;
    • Trẻ em: 20 - 30mg/kg/ngày;

Lưu ý: Nếu nhận thấy liều dùng thuốc Sotramezol thông thường không đáp ứng được các triệu chứng, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được điều chỉnh liều.

2.3. Thiếu liều và quá liều

  • Sử dụng thiếu liều thuốc Sotramezol ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thuốc. Tình trạng này có thể khiến thuốc giảm cơ chế hoạt động dẫn đến không điều trị một cách dứt điểm triệu chứng bệnh;
  • Nếu bệnh nhân quên dùng 1 liều thuốc Sotramezol, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng kế tiếp, người bệnh hãy bỏ qua và dùng liều sau đúng như dự kiến;
  • Sử dụng thuốc Sotramezol quá liều có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Bệnh nhân nên chủ động báo với bác sĩ nếu nhận thấy mình sử dụng quá liều lượng được khuyến cáo.

3. Tác dụng phụ của thuốc Sotramezol

Trong quá trình sử dụng thuốc Sotramezol, người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn:

  • Tác dụng phụ thông thường: Đau thượng vị, buồn nôn, biếng ăn, thay đổi vị giác, tiêu chảy, ói mửa;
  • Tác dụng phụ ít gặp: Viêm lưỡi, nổi mề đay, ngứa, khô miệng, co giật, chóng mặt, lú lẫn, nhức đầu, đau dây thần kinh ngoại biên, giảm bạch cầu, nước tiểu có màu nâu đỏ.

Sotramezol gây ra các tác dụng ngoại ý trong quá trình sử dụng. Khi các triệu chứng này phát sinh, cần lưu ý báo với bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục kịp thời. Người bệnh hãy thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời, lưu ý không được tự ý dùng thuốc khác để điều trị tác dụng phụ của Sotramezol.

Các tác dụng phụ thông thường có xu hướng tự biến mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Trong khi đó, những phản ứng nghiêm trọng có thể phát triển phát triển và đe dọa đến sức khỏe của người dùng. Với các tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh điều trị để cải thiện tình hình.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Sotramezol

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Sotramezol là:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Sotramezol cho đối tượng phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể gây dị tật thai nhi hoặc làm xuất hiện những triệu chứng không mong muốn ở trẻ nhỏ;
  • Cần giảm liều dùng thuốc Sotramezol ở bệnh nhân xơ gan, nghiện rượu hoặc rối loạn chức năng thận nặng;
  • Hãy duy trì việc sử dụng thuốc Sotramezol ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Chỉ ngừng thuốc khi có yêu cầu từ phía bác sĩ chuyên khoa. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể khiến vi nấm phát triển và khiến bệnh tái phát trở lại.

5. Tương tác thuốc Sotramezol;

Thuốc Sotramezol có thể tương tác một số loại thuốc và đồ uống sau:

  • Dùng đồng thời Sotramezol với disulfiram có thể gây hiện tượng hoang tưởng và rối loạn tâm thần;
  • Rượu và đồ uống có cồn khi dùng đồng thời với Sotramezol có thể làm phát sinh hiệu ứng antabuse (như nóng, đỏ người, tim đập nhanh và nôn mửa);
  • Thuốc chống đông warfarin khi dùng đồng thời với Sotramezol có thể gây tăng nguy cơ xuất huyết;
  • Sotramezol làm giảm mức độ thải trừ, đồng thời làm tăng độc tố của 5-Fluorouracil;

Thông tin trên chưa bao gồm tất cả những loại thuốc có khả năng tương tác với thuốc Sotramezol. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thông báo về những loại thuốc mà mình đang dùng với bác sĩ để được họ cân nhắc tương tác thuốc và điều chỉnh cho hợp lý.

Trong quá trình điều trị thuốc Sotramezol, người bệnh cần lưu ý làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

442 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan