Công dụng thuốc Sitaz

Thuốc Sitaz là một thuốc có tác dụng ức chế bài tiết acid dịch vị, được dùng trong những trường hợp bệnh lý do tăng bài tiết acid gây ra. Để hiểu rõ về thuốc Sitaz, hãy cùng tham khảo thông tin về thuốc qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Sitaz có tác dụng gì?

Thuốc Sitaz 20 có thành phần chính là Rabeprazol natri 20mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột. Rabeprazole là một thuốc thuộc nhóm ức chế H+, K+ - ATPase( bơm proton).

Thuốc Rabeprazole có tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày trên nghiên cứu sau khi được kích thích bởi một số tác nhân gây tăng tiết dịch vị. Rabeprazole đã chứng tỏ có tác dụng chống loét mạnh đối với nhiều loại vết loét khác nhau và giúp cải thiện các vết thương trên niêm mạc dạ dày.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Sitaz

Chỉ định:

Nhờ tác dụng giảm bài tiết dịch vị và chống loét mà thuốc Sitaz được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

Chống chỉ định:

  • Không dùng cho người quá mẫn với Rabeprazole và thành phần tá dược của thuốc hay các dẫn xuất của benzimidazole.
  • Chưa có thông tin về hiệu quả và an toàn ở trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú cho nên không khuyến cáo sử dụng.

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Sitaz

Cách dùng thuốc Sitaz:

Thuốc được bào chế dạng viên nén, nên được dùng bằng đường uống với nước. Viên nén bao phim tan trong ruột khi dùng nên người bệnh cần phải nuốt nguyên viên, không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc. Thuốc Sitaz có thể được dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tốt nhất nên dùng thuốc trước ăn 60 phút hay trước khi đi ngủ để giảm tiết acid dịch vị do bữa ăn hay giảm tiết vào ban đêm.

Liều dùng:

Đối với người lớn:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Uống 1 viên 20 mg và mỗi ngày 1 lần, trong vòng 4-8 tuần, có thể dùng thêm thuốc sau khi uống thuốc này 8 tuần khi cần.
  • Loét tá tràng hay loét dạ dày: Uống 1 viên 20mg ngày 1 lần và nên uống trong vòng 4 tuần. Phần lớn bệnh nhân lành vết loét ở tá tràng trong vòng 4 tuần sử dụng thuốc này. Một vài bệnh nhân có thể cần phải dùng thêm một đợt điều trị nữa để làm lành vết loét.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison khởi đầu với liều cao khoảng 60mg ngày 1 lần, chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân. Nếu liều dùng trên 80mg thì cần chia thành hai lần.
  • Phối hợp kháng sinh trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori: Tùy từng phác đồ mà có sự phối hợp liều dùng khác nhau. Một số phác đồ diệt HP như uống mỗi lần 20mg Raberazole với 1000mg Amoxicilline và 500mg Clarithromycine ngày dùng hai lần; uống mỗi lần gồm 20mg Raberazole, 500mg Metronidazol, 500mg Clarithromycine và ngày hai lần; mỗi lần uống 20mg Raberazole, 1000mg Amoxicilline, 500mg Metronidazol và ngày hai lần.

Trẻ em: Không dùng thuốc Sitaz cho trẻ em..

Bệnh nhân suy gan: Thường cần chỉnh liều phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân suy thận: không cần chỉnh liều.

4. Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Sitaz

Khi dùng thuốc Sitaz cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Suy nhược, ớn lạnh, sốt, mệt mỏi;
  • Phản ứng dị ứng như nổi mẩn trên da, mày đay, ngứa...
  • Đau ngực vùng dưới xương ức, cứng cổ, tăng nhạy cảm ánh sáng;
  • Rối loạn tiêu hóa, khô miệng, xuất huyết trực tràng, đại tiện phân đen, bụng chướng, ợ hơi, chán ăn, sỏi mật, viêm loét ở miệng, viêm lưỡi, viêm túi mật;
  • Tăng cảm giác ngon miệng; nhiễm khuẩn đường tiêu hoá;
  • Viêm đại tràng, viêm thực quản hoặc có khi viêm tụy cũng có thể gặp;
  • Thay đổi các chỉ số huyết học, có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan.

Khi dùng thuốc bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ khác không được kể trên, hãy theo dõi và báo ngay với bác sĩ nếu như tác dụng phụ kéo dài hay tác dụng phụ nghiêm trọng.

5. Khi dùng thuốc Sitaz cần lưu ý gì?

  • Trước khi dùng thuốc bạn cần báo trước với bác sĩ về tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh lý đi kèm.
  • Do thuốc này khi uống có thể làm giảm các triệu chứng ở đường tiêu hoá làm chậm thời gian chẩn đoán bệnh lý ác tính. Cho nên, trước khi dùng thuốc cần phải loại trừ khả năng bạn mắc bệnh lý ác tính tại dạ dày.
  • Để điều trị thuốc một cách hiệu quả nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn đồ ăn cay nóng, kích thích. Tránh căng thẳng và thức khuya.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: Do các nghiên cứu chưa rõ ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi hay trẻ bú mẹ, cho nên khi mang thai hay cho con bú chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ và đã được cân nhắc kỹ yếu tố có lợi và những nguy cơ cho thai nhi hay trẻ bú mẹ.
  • Người mắc bệnh suy gan: do thuốc chuyển hoá qua gan nên những người suy gan cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc.
  • Những người mắc hội chứng Zollinger-Ellison không nên dừng thuốc đột ngột, có nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.
  • Điều trị với các thuốc ức chế bơm proton, bao gồm cả rabeprazole sodium cũng có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do làm giảm độ pH dạ dày.

6. Tương tác thuốc Sitaz

Tương tác thuốc Sitaz với các thuốc khác, bao gồm

  • Thận trọng khi dùng đồng thời thuốc Rabeprazole với những thuốc như Digoxin. Vì làm tăng hấp thu Digoxin và làm cho nồng độ trong máu của digoxin có thể tăng lên. Từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc do thuốc Digoxin dù dùng ở liều điều trị cho người bệnh, cho nên cần chú ý sự phối hợp này.
  • Phenytoin: Đã có báo cáo ghi nhận những trường hợp khi sử dụng hợp chất đồng đẳng với Rabeprazole (omeprazole) đã làm kéo dài chuyển hóa và bài tiết của phenytoin.
  • Dùng chung thuốc Sitaz với các thuốc kháng nấm nhóm azol như ketoconazole hoặc itraconazole: Có thể giảm sự hấp thu thuốc ketoconazole hoặc itraconazole. Vì vậy, nếu dùng chung có thể cần giám sát điều chỉnh liều ketoconazole hoặc itraconazole.
  • Ngoài ra, do các tương tác khác có thể xảy ra trong quá trình sử dụng vì vậy, bạn nên đọc kỹ những hướng dẫn của nhà sản xuất hay nên thông báo với bác sĩ về các thuốc bạn đang dùng..

Với những thông tin đã được cung cấp ở trên hy vọng bạn đã biết công dụng của thuốc Sitaz, liều dùng, cách dùng và những điều cần phải lưu ý khi dùng thuốc. Đây là một loại thuốc thuộc nhóm kê đơn cần được dùng dưới chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan