Công dụng thuốc Ponatdol

Thuốc Ponatdol có chứa thành phần Paracetamol thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm và có khả năng hạ sốt. Trước khi sử dụng thuốc Ponatdol, bạn nên hỏi thêm ý kiến từ bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

1. Công dụng của thuốc Ponatdol

Thuốc có chứa thành phần Paracetamol hỗ trợ giảm đau. Khi hoạt chất đi vào cơ thể sẽ di chuyển tới các vùng điều nhiệt giúp giảm thân nhiệt và giải tỏa căng thẳng do giãn mạch, từ đó cải thiện lưu lượng máu đi qua. Khi thuốc được hấp thụ sẽ giảm thân nhiệt giúp bệnh nhân đang sốt cao hạ nhiệt dần đến khi ổn định lại.

Khi điều trị giảm đau bằng Paracetamol người bệnh sẽ ít bị tác động đến sức khỏe tim mạch và hệ hô hấp hơn là với Aspirin. Hơn nữa, cơ thể sẽ không mất cân bằng môi trường hay bị xuất huyết dạ dày. Thuốc Ponatdol được hấp thụ nhanh chóng qua ruột và chuyển hóa ở gan rồi bài tiết qua thận với thời gian bán thải trong khoảng 1,25 tới 3 giờ.

Thuốc Ponatdol được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Điều trị biểu hiện đau đầu hay đau nửa đầu
  • Giảm cơn đau nhức toàn thân do cảm cúm gây ra
  • Điều trị đau vùng họng
  • Giảm đau nhức ở vùng cơ hoặc xương
  • Giảm đau ở bệnh nhân phát hiện viêm khớp
  • Ngăn ngừa giảm đau cho bệnh nhân sau tiêm hoặc mới trải qua phẫu thuật
  • Bệnh nhân sau khi nhổ răng dùng thuốc để giảm đau

Theo đó, những đối tượng có dấu hiệu sốt cao từ 38,5 độ sẽ được sử dụng thuốc để cân bằng lại thân nhiệt.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Ponatdol

Thuốc Ponatdol dạng sủi nên được hòa tan hoàn toàn trong nước và sử dụng sau khi đã ăn no để tránh ảnh hưởng đến dạ dày ruột. Mỗi lần dùng thuốc, bạn nên đảm bảo khoảng cách thời gian là 6 giờ trở lên. Theo đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lưu ý không dùng thuốc giảm đau Ponatdol quá 8 viên.

Thông thường, trẻ từ 12 tuổi có thể dùng thuốc Ponatdol, vì định lượng thành phần pracetamol trong thuốc là 500mg phù hợp độ tuổi từ 12. Với trẻ dưới 12 tuổi liều dùng thường được căn cứ vào cân nặng nên bác sĩ sẽ có thể chọn lựa thuốc khác để dùng tránh bị quá liều. Người lớn nếu xuất hiện cơn đau dữ dội có thể tham khảo với bác sĩ để tăng liều lên 2 viên cho mỗi lần sử dụng.

Trong vòng 24 giờ bạn chỉ nên dùng thuốc dưới 5 lần để đảm bảo công dụng và tránh nguy cơ quá liều. Thông thường, sử dụng thuốc bạn cần có chỉ định bác sĩ, vì kéo dài thời gian dùng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến công dụng thuốc ở những lần dùng sau. Liều dùng cho thuốc Ponatdol thường không nên quá 5 ngày liên tiếp.

Khi sử dụng thuốc quá liều sẽ dẫn đến nhiễm độc do lượng thuốc cao nên gan thận không kịp bài tiết. Nếu không phát hiện xử lý kịp thời có thể gây hoại tử gan và nhiễm độc nặng dẫn đến tử vong. Khi người bệnh phát hiện buồn nôn, đau bụng, da đổi sang xanh tím, móng tay mỏng hơn hãy đến bệnh viện kiểm tra để xác định nguy cơ dùng thuốc quá liều.

Trường người bệnh dị ứng với thành phần Paracetamol có trong thuốc sẽ biểu hiện từ kích động nhẹ đến mê man. Sau đó là tác động lên hệ thần kinh khiến người bệnh giảm khả năng vận động, giảm thân nhiệt, sau đó là mạch đập yếu dần. Khi huyết áp giảm hệ tuần hoàn kém đi sẽ gây nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Ponatdol

Thuốc Ponatdol có chứa thành phần chính giúp giảm đau là Paracetamol. Nếu bạn phát hiện bản thân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần cấu tạo nào của thuốc, hãy báo cho bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ và điều trị kịp thời. Ngoài ra, cần lưu ý cả những thuốc và bệnh lý đang mắc có ảnh hưởng đến công dụng thuốc không để có giải pháp điều chỉnh liều dùng phù hợp giúp giảm dược tính có hại.

Sau khi dùng thuốc Panadol nếu có dấu hiệu quá liều thì người bệnh nên nhanh chóng đi đến bệnh viện cấp cứu. Thời gian 4 giờ sau khi uống có thể có xử lý kịp bằng cách rửa dạ dày làm giảm đi nồng độ thuốc. Như vậy mức độ nhiễm độc sẽ được giảm đáng kể, đồng thời có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch để trung hòa giảm nồng độ thuốc Ponatdol xuống mức thấp nhất.

4. Phản ứng phụ của thuốc Ponatdol

Trong quá trình sử dụng thuốc Ponatdol, người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ sau đây:

Những phản ứng phụ trên chỉ nằm trong một phần được phát hiện khi nghiên cứu và tìm thấy ở bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh cần hết sức lưu ý đến tình trạng sức khỏe sau khi dùng thuốc để có thể đánh giá chính xác sự thay đổi của cơ thể.

5. Tương tác với thuốc Ponatdol

Thuốc Ponatdol có chứa Paracetamol không được khuyến khích dùng liều cao trong thời gian dài. Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc Ponatdol hạ nhiệt quá chậm có thể tham khảo bác sĩ để kết hợp thêm một số phương pháp hỗ trợ. Tránh dùng cùng lúc thuốc Ponatdol với thuốc chống co giật để giảm nguy có nhiễm độc tố trong gan.

Bệnh nhân sử dụng thuốc Ponatdol thường xuyên dùng đồ uống có cồn có thể gây hại cho gan và sức khỏe. Bởi bản chất những đồ uống có cồn cũng có ảnh hưởng nhất định đến gan. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc Ponatdol, người bệnh cần tránh uống rượu, bia.

Trên đây là những chia sẻ về thuốc Ponatdol cho bạn đọc tham khảo. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn thêm hãy liên hệ cho bác sĩ để được giải đáp chi tiết.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

162 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan