Công dụng thuốc Padolgine

Thuốc Padolgine được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV, thuộc nhóm thuốc có tác dụng trên đường hô hấp. Vậy thuốc Padolgine công dụng gì và được sử dụng như thế nào?

1. Thuốc Padolgine là thuốc gì?

Thuốc Padolgine có thành phần chính chứa hoạt chất Acetaminophen hàm lượng 400mg, Cafein hàm lượng 50mg và Codein phosphate hemihydrate hàm lượng 20mg và các tá dược vừa đủ 1 viên. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói dạng hộp 10 vỉ hoặc 2 vỉ, 1 vỉ có 10 viên nén.

2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Padolgine

2.1. Chỉ định thuốc Padolgine

Thuốc Padolgine được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Chỉ định điều trị cho bệnh nhân ho khan.
  • Thuốc có tác dụng giúp giảm đau nhanh trong các trường hợp đau đầu, đau thắt lưng, đau cơ, đau dây thần kinh, đau toàn thân.
  • Giảm các cơn đau nhẹ và các cơn đau do: nhức răng, nhức đầu, viêm xoang, đau nhức cơ, đau bụng kinh, đau nhức do thấp khớp, đau do cảm lạnh thông thường.
  • Dùng thuốc Padolgine để chỉ định cho bệnh nhân > 12 tuổi để giảm các cơn đau cấp tính ở mức độ trung bình khi mà các thuốc giảm đau khác như Ibuprofen hay Acetaminophen dùng đơn độc không có tác dụng.

2.2. Chống chỉ định thuốc Padolgine

Không chỉ định sử dụng thuốc Padolgine cho các đối tượng dưới đây, chống chỉ định ở đây sẽ được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối và không được sử dụng thuốc Padolgine dưới bất cứ lý do gì:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc bao gồm cả thành phần chính và các loại tá dược có trong thuốc Padolgine.
  • Không dùng Padolgine trên bệnh nhân có thiếu hụt men G6PD, bệnh nhân suy gan nặng, hen suyễn, suy hô hấp, suy giảm chức năng gan, thiếu máu, thận, tim mạch.
  • Không dùng Padolgine cho trẻ em dưới 12 tuổi hoặc có cân nặng dưới 15kg.
  • Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai và bà mẹ đang cho con bú.
  • Không dùng Padolgine cho những bệnh nhân trong cơ thể có mang gen chuyển hóa thuốc CYP2D6 siêu nhanh.

3. Cách dùng và liều dùng thuốc Padolgine

3.1. Cách dùng thuốc Padolgine

  • Thuốc Padolgine được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, nên được sử dụng bằng đường uống, khi uống kèm với một ly nước đầy. Có thể sử dụng thuốc trước, trong hoặc ngay sau bữa ăn.
  • Không được dùng Padolgine để điều trị giảm đau ở người bệnh đã đau quá 5 ngày ở trẻ em và 10 ngày ở người lớn, vì khi đau nhiều hoặc kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị.
  • Không dùng Padolgine cho bệnh nhân sốt kéo dài trên 3 ngày và sốt cao trên 39,5oC, hoặc sốt tái phát. Vì triệu chứng sốt có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng, sử dụng các thuốc có tác dụng hạ sốt có thể làm che lấp đi các dấu hiệu bệnh mà người bệnh đang mắc phải.

3.2. Liều dùng thuốc Padolgine

Liều sử dụng thuốc Padolgine phải dựa trên độ tuổi, cân nặng, triệu chứng và mức độ bệnh của bệnh nhân, bệnh nhân phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, liều tham khảo như sau:

Đối với người lớn và trẻ > 12 tuổi: sử dụng 1 lần từ 1 đến 2 viên, mỗi lần uống cách nhau mỗi 6 giờ (tối thiểu là 4 giờ), không được uống quá 8 viên Padolgine trong 1 ngày.

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Padolgine không được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng này, cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và nên dùng các thuốc khác có chứa Paracetamol với hàm lượng nhỏ hơn.

4. Tác dụng không mong muốn thuốc Padolgine

Khi dùng thuốc Padolgine, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ ngoài các tác dụng chính của thuốc:

  • Tác dụng phụ thường gặp như: đau đầu, chóng mặt, khát, kích động thần kinh và có cảm giác lạ, nôn, buồn nôn, táo bón, đái ít, bí đái, mạch chậm, mạch nhanh, yếu mệt, hồi hộp, hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Tác dụng phụ ít gặp hơn như: ngứa, mày đay, phát ban, bồn chồn, suy hô hấp, đau dạ dày, co thắt mật, bệnh thận, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, thiếu máu.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp như: ảo giác, phản ứng phản vệ, rối loạn thị giác, mất phương hướng, suy tuần hoàn, co giật, trong thuốc Padolgine có hoạt chất Codein nên dùng trong thời gian kéo dài có thể gây nghiện thuốc.
  • Thông thường, các tác dụng không mong muốn này sẽ mất đi khi bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc Padoldine. Tuy nhiên trong quá trình điều trị nếu bệnh nhân gặp bất cứ tác dụng ngoại ý nào cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí và điều trị kịp thời.

5. Tương tác thuốc Padolgine

Thuốc Padolgine đã có chứa Codein trong thành phần, nên không dùng đồng thời các thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện khác, việc này có thể gây ức chế hô hấp.

Thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày làm kéo dài và chậm sự hấp thu của Acetaminophen đường uống. Một số thuốc có thể làm thay đổi tốc độ của Acetaminophen như Domperidon, Metoclopramid, Cholestyramin.

  • Tác dụng của thuốc Padolgine có thể giảm khi sử dụng chung với Quinidin, cụ thể là Quinidin làm mất tác dụng của Codein, do Codein ức chế men Cytochrom P450 nên thuốc có thể làm giảm chuyển hóa cyclosporin.
  • Khi sử dụng Acetaminophen ngày 1 viên đều đặn trong 1 khoảng thời gian dài có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của các Coumarin và Wafarin gây tăng nguy cơ chảy máu.

Cafein có trong Padolgine có thể ngăn chặn sự chuyển hóa của Clozapin.

6. Chú ý sử dụng thuốc Padolgine

Không nên dùng chung với các thuốc khác có Acetaminophen.

Việc sử dụng thuốc lâu dài với liều cao có thể gây tổn thương cho tế bào gan.

Thận trọng khi sử dụng trên đối tượng có tiền sử các bệnh về hô hấp như hen phế quản hoặc nghiện thuốc.

Thuốc Padolgine có thể gây buồn ngủ, cần thận trọng với các đối tượng lái xe, vận hành máy móc.

Không dùng cho phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi.

Với những chia sẻ về thuốc Padolgine, hy vọng sẽ giúp bạn biết cách dùng và sử dụng thuốc sao cho đúng và hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

153 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Vimatine
    Cộng dụng thuốc Vimatine

    Vimatine là thuốc gì? Vimatine là thuốc thuộc nhóm có nguồn gốc thảo dược được sử dụng để điều trị các bệnh lý phong thấp. Bài thuốc này đã được các thầy thuốc sưu tầm và có trong các bộ ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Đau hàm
    Đau góc hàm có nguy hiểm không?

    Chào bác sĩ! Tôi bị đau dây thần kinh từ răng số 8 lên tai buốt xuống họng bên trái, có lúc lan ra môi. Ngoài ra, tôi thấy ở cạnh lưỡi bên trái buốt và tê như kim châm. ...

    Đọc thêm
  • Gabex-400
    Công dụng thuốc Gabex-400

    Thuốc Gabex 400 được bào chế dưới dạng viên nang cứng, có thành phần chính là Gabapentin. Thuốc được sử dụng trong điều trị chứng đau thần kinh do virus varicella zoster và động kinh.

    Đọc thêm
  • Trivimaxi
    Công dụng thuốc Trivimaxi

    Thuốc Trivimaxi chứa các thành phần vitamin B1, B6, B12, đem lại công dụng cao trong bổ sung các vitamin-khoáng chất và phục hồi sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời thuốc được ứng dụng hỗ trợ điều ...

    Đọc thêm
  • Nobantalgin
    Công dụng thuốc Nobantalgin

    Thuốc Nobantalgin có thành phần chính là Paracetamol, Thiamin nitrat hàm, Clorpheniramin maleat được chỉ định dùng điều trị bệnh giảm đau và hạ nhiệt độ trong các trường hợp người bệnh bị như: Đau viêm khớp, đau đầu, cảm ...

    Đọc thêm