Công dụng thuốc Omethepharm

Omethepharm là 1 thuốc ức chế sự bài tiết acid của dạ dày do ức chế có hồi phục hệ enzym hydro - kali adenosin triphosphatase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào viền của dạ dày. Người bệnh có thể tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Omethepharm trong bài viết sau đây.

1. Công dụng thuốc Omethepharm là gì?

1.1. Omethepharm là thuốc gì?

Omethepharm là thuốc có chứa thành phần chính là Omeprazol, các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng 1 viên thuốc của nhà cung sản xuất cung cấp.

Thuốc là sản phẩm của Công ty CP Dược VTYT Thanh Hóa, lưu hành ở Việt Nam và có số đăng ký với SĐK VD-18039-12. Omethepharm được bào chế ở dạng viên, đóng đóng gói: Hộp 1 lọ, lọ có 14 viên chứa hàm lượng: 20mg

1.2. Thuốc Omethepharm có tác dụng gì?

Thuốc Omethepharm được chỉ định để điều trị các trường hợp:

Omethepharm cũng được dùng kết hợp với thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori gây nhiễm trùng dạ dày.

Chống chỉ định:

  • Chống chỉ định dùng thuốc trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với omeprazole, benzimidazoles thay thế hoặc các thành phần của Omethepharm.

2. Cách sử dụng của Omethepharm

2.1. Cách dùng thuốc Omethepharm

Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng thuốc Omethepharm đã ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, không được tự ý dùng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Omethepharm. Thuốc Omethepharm có dạng viên nên dùng bằng đường uống.

2.2. Liều dùng của thuốc Omethepharm

Điều trị chứng viêm thực quản do trào ngược dạ dày và thực quản:

  • Liều thường dùng là 20 - 40mg, ngày 1 lần, trong thời gian từ 4 đến 8 tuần. Sau đó có thể điều trị duy trì với liều 20mg/ lần/ ngày.

Điều trị loét:

  • Uống mỗi ngày 1 lần 20mg (trường hợp nặng có thể dùng 40mg). Điều trị trong 4 tuần nếu là loét tá tràng, trong 8 tuần nếu là loét dạ dày. Không nên dùng kéo dài hơn thời gian trên.

Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Mỗi ngày uống 1 lần 60mg (20 - 120mg mỗi ngày). Nếu dùng liều cao hơn 80mg thì chia ra 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Liều lượng thuốc Omethepharm cần được tính theo từng trường hợp cụ thể và trị liệu có thể kéo dài tùy theo yêu cầu lâm sàng. Không được ngừng thuốc đột ngột.

Xử lý khi quên liều:

  • Bổ sung liều ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian đã quá gần với liều tiếp theo cần phải uống, thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều Omethepharm gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Xử trí khi quá liều:

  • Khi sử dụng thuốc Omethepharm quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Omethepharm

  • Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng Omethepharm, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán).
  • Trẻ em: Tính an toàn, và hiệu quả của thuốc Omethepharm chưa được thiết lập ở những người bệnh dưới 1 tuổi.
  • Người cao tuổi: Thận trọng khi dùng thuốc Omeprazole cho người cao tuổi, vì độ nhạy cảm với thuốc ở đối tượng này có sẽ thể lớn hơn.
  • Thời kỳ đang mang thai: Tuy trên thực nghiệm không thấy Omethepharm có khả năng gây ra dị dạng và độc với bào thai, nhưng không nên dùng thuốc cho người đang mang thai, nhất là thời kỳ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Thời kỳ cho con bú: Không nên dùng thuốc Omethepharm ở người đang cho con bú. Cho đến nay, chưa có tài liệu nghiên cứu nào có kết luận cụ thể về vấn đề này.

4. Tác dụng phụ của thuốc Omethepharm

Ở liều điều trị, thuốc Omethepharm được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Omethepharm, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Nhức đầu, buồn ngủ hoặc chóng mặt, nôn và buồn nôn, táo bón, chướng bụng.
  • Ít gặp: Mất ngủ, người mệt mỏi, rối loạn cảm giác, hoặc ngứa, nổi mày đay và tăng tạm thời men gan transaminase.
  • Hiếm gặp: Đổ mồ hôi và phù ngoại biên, giảm bạch cầu hoặc giảm tiểu cầu và trầm cảm...

Ngoài ra, nếu dùng Omethepharm dài ngày thì có thể gây viêm teo dạ dày, viêm thận kẽ, thiếu vitamin B12, làm tăng nguy cơ gãy xương, tiêu chảy, tăng sinh khối u và giảm magie máu.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Omethepharm và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác thuốc Omethepharm

Tương tác Omethepharm với các thuốc khác:

  • Omethepharm không có tương tác quan trọng trên lâm sàng khi được dùng cùng thức ăn, rượu, amoxicilin, bacampicillin, cafein, lidocain, quinidin hay theophylin. Thuốc cũng không bị ảnh hưởng do dùng đồng thời Maalox hay metoclopramid.
  • Omethepharm có thể làm tăng nồng độ cyclosporin trong máu.
  • Omethepharm làm tăng tác dụng của kháng sinh diệt trừ H. pylori.
  • Omethepharm ức chế chuyển hóa của các thuốc bị chuyển hóa bởi hệ enzyme trong cytocrom P450 của gan và có thể làm tăng nồng độ diazepam, phenytoin và warfarin trong máu. Sự giảm chuyển hóa của diazepam làm cho tác dụng của thuốc kéo dài hơn. Với liều 40mg/ ngày omeprazol ức chế chuyển hóa phenytoin và làm tăng nồng độ của phenytoin trong máu, nhưng liều omeprazol 20mg/ ngày lại có tương tác yếu hơn nhiều. Omeprazol ức chế chuyển hóa warfarin nhưng lại ít làm thay đổi thời gian chảy máu.
  • Omeprazol làm tăng tác dụng chống đông máu của dicoumarol.
  • Omeprazol làm giảm chuyển hóa nifedipin ít nhất là 20% và có thể làm tăng tác dụng của nifedipin.
  • Clarithromycin ức chế chuyển hóa omeprazol và làm cho nồng độ omeprazol tăng cao gấp đôi.

Tương tác Omethepharm với thực phẩm, đồ uống:

  • Khi sử dụng Omethepharm với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Omethepharm cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

6. Cách bảo quản thuốc Omethepharm

  • Thuốc Omethepharm có hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản thuốc Omethepharm trong hộp kín, tránh nhiệt độ quá cao (trên 30°C) và ánh sáng mặt trực tiếp vì nhiệt độ cao làm thuốc bị hư hỏng.
  • Bảo quản Omethepharm ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
  • Để Omethepharm xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Omethepharm, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Omethepharm điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • gastrotac
    Công dụng thuốc Gastrotac

    Gastrolac có hoạt chất chính là Pantoprazole, một thuốc ức chế bơm proton được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger - Ellison và phòng ngừa loét do ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Solarol
    Công dụng thuốc Solarol

    Lansoprazole là hoạt chất thuộc nhóm ức chế tiết acid dịch vị dạ dày thông qua cơ chế khóa bơm proton. Hoạt chất này có trong sản phẩm Solarol của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW Vidipha. Vậy thuốc ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Mepantop
    Công dụng thuốc Mepantop

    Mepantop thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa có thành phần chính là Pantoprazole. Thuốc được sử dụng để điều trị trong những trường hợp loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản. ...

    Đọc thêm
  • cadirabe
    Công dụng thuốc Cadirabe

    Thuốc Cadirabe được bào chế dưới dạng viên nang cứng với thành phần chính là Rabeprazole. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa.

    Đọc thêm
  • Zopanpra
    Công dụng thuốc Zopanpra

    Thuốc Zopanpra được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, có thành phần chính là Pantoprazol. Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm thực quản ăn mòn và tình trạng tăng tiết acid của dạ dày.

    Đọc thêm