Công dụng thuốc Mezaoscin

Mezaoscin là thuốc gì? Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa có thành phần là Hyoscin butylbromid 20mg cùng với các loại hoạt chất, tá dược vừa đủ bào chế dưới dạng viên nén.

1. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Mezaoscin

Mezaoscin được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:

Thuốc Mezaoscin chống chỉ định với trẻ em dưới 24 tháng tuổi, người bệnh Glaucoma, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh xuất huyết, có tình trạng tim nhanh, phình đại tràng, nhược cơ và người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Mezaoscin

Liều tham khảo ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Uống 20mg/lần, 4 lần/ngày;
  • Trường hợp điều trị hội chứng ruột kích thích sử dụng liều: Khởi đầu là 10 mg/lan, 3 lần/ngày. Sau đó tăng lên 20mg/lần, 4 lần/ngày khi cần thiết.

Với trẻ em từ 6-12 tuổi uống Mezaoscin liều 10mg/lần, 3 lần/ngày.

Với người bệnh trên 65 tuổi hiện chưa có thông tin về việc sử dụng loại thuốc này, tuy nhiên thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có phản ứng bất lợi.

Người bệnh có thể uống cả viên thuốc với lượng nước vừa đủ. Liều dùng Mezaoscin để điều trị đau do co thắt dạ dày, ruột, nghẹt, co thắt đường mật và do thắt đường niệu sinh dục là như nhau.

3. Thận trọng khi sử dụng thuốc Mezaoscin

Trường hợp sử dụng thuốc Mezaoscinđau bụng không rõ nguyên nhân, kèm theo các triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, xuất hiện máu trong phân, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.

Các trường hợp tim nhanh như nhiễm độc tuyến giáp, suy tim, phẫu thuật tim... thành phần của thuốc Mezaoscin có thể làm tăng nhịp tim, cần chú ý khi sử dụng thuốc.

Thuốc Mezaoscin có tính kháng cholinergic gây tình trạng giảm tiết mồ hôi, bởi vậy các bệnh nhân đang sốt cần thận trọng khi sử dụng thuốc này. Đặc biệt đối với người bệnh tăng nhãn áp góc đóng, tắc ruột, tắc nghẽn đường tiểu cần lưu ý không dùng thuốc Mezaoscin vì có thể gây nguy cơ biến chứng đối giao cảm.

Bên cạnh đó thành phần của thuốc Mezaoscin có lactose nên thuốc khuyến nghị không dùng cho người bệnh galactose huyết bẩm sinh, hội chứng kém hấp thu glucose và glactose hoặc thiếu lactase (các bệnh về chuyển hóa hiếm gặp).

Trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Mezaoscin.

Người bệnh đang sử dụng Mezaoscin cũng chú ý không lái xe hoặc vận hành máy móc, thực hiện các công việc có sự tập trung cao độ tránh nguy cơ bị chóng mặt hoặc rối loạn điều tiết mắt trong quá trình gây nguy hiểm.

4. Tác dụng phụ thuốc Mezaoscin

Các tác dụng phụ của thuốc Mezaoscin nhìn chung nhẹ và tự khỏi do đặc tính kháng cholinergie của hyoscin butylbromid - thành phần chính của Mezaoscin.

Một số biểu hiện của tác dụng phụ có thể xảy ra như nổi mề đay, ngứa, loạn tiết mồ hôi, khô miệng, nhịp tim nhanh. Các biểu hiện hiếm gặp khác khi uống Mezaoscin như sốc phản vệ, khó thở, rối loạn thận tiết niệu, bí tiểu.... Trường hợp các biểu hiện trên không thuyên giảm, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

5. Xử lý khi quá liều, quên liều thuốc

Những dấu hiệu ngộ độc do quá liều thuốc Mezaoscin hầu như chưa có ghi nhận. Người bệnh có thể có biểu hiện như bí tiểu, khô miệng, nổi ban đỏ trên da, tim đập nhanh, ức chế nhu động ruột, ngủ gà, rối loạn thị lực...

Nếu người bệnh bị ngộ độc cần cấp cứu ngay ở cơ sở y tế gần nhất, thực hiện rửa dạ dày bằng than hoạt tính, tiếp theo bằng magnesi sulfat (15%). Tùy vào tình trạng ngộ độc của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chid định xử trí phù hợp và kịp thời.

Trường hợp người bệnh quên liều Mezaoscin thì hãy dùng càng sớm càng tốt, có thể uống trong khoảng thời gian 1-2h so với chỉ định của bác sĩ. Nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, người bệnh có thể bỏ qua và uống liều tiếp như bình thường. Người bệnh chú ý không vì quên mà uống gấp đôi liều.

Thuốc Mezaoscin cần được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát dưới 30 độ để đảm bảo không bị hư hỏng hay ẩm mốc. Người bệnh không dùng thuốc đã quá hạn, biến dạng, biến màu, thuốc mốc, mờ nhãn, rách vỉ...

Trên đây là thông tin liên quan đến thuốc Mezaoscin. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu cần tư vấn thêm thì người bệnh nên liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn chi tiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan