Công dụng thuốc Medynacom

Thuốc Medynacom được sử dụng điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp. Đây là thuốc kê đơn, vì vậy người bệnh tránh tự ý dùng Medynacom khi chưa được bác sĩ cho phép. Sau đây là một số thông tin tham khảo giúp bạn hiểu rõ hơn thuốc Medynacom có tác dụng gì?

1. Thuốc Medynacom có tác dụng gì?

Thành phần chính của thuốc Medynacom là Dextromethorphan. Hiệu quả của thuốc Medynacom có thể dùng ở bệnh nhân ho kéo dài không chấm dứt. Thông thường các cơn ho kéo dài khoảng 5 - 6 giờ liên tục bác sĩ sẽ cân nhắc cho thuốc điều trị để giảm cơn ho. Một số chỉ định khác của thuốc Medynacom như:

  • Bệnh nhân ho có nguyên nhân ở hầu họng hay phế quản
  • Điều trị ho do cảm lạnh
  • Điều trị cơn ho do hít phải chất kích thích ho
  • Ho không có dấu hiệu của đờm
  • Ho kéo dài mãn tính

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Medynacom

Thuốc Medynacom được điều trị bằng đường uống có liều lượng chỉ định thay đổi tùy vào bệnh nhân cụ thể. Người bệnh có thể tham khảo liều dùng dưới đây:

  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi được chỉ dẫn có thể dùng liều 15mg/ lần cách nhau 6 - 8 giờ. Mỗi ngày trẻ không nên dùng quá 60mg. Với những trẻ khoảng 2 - 6 tuổi liều dùng giảm một nửa so với trẻ trong 6 đến 12 tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi hiện không có chỉ định cụ thể.
  • Người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi có thể dùng chung liều. Liều dùng quy định thường là 1 viên/ lần uống và chia đều sử dụng đảm bảo mỗi lần uống cách 6 - 8 giờ. Liều dùng tối đa trong ngày không được phép vượt quá 120 mg.
  • Người lớn tuổi nên sử dụng theo liều dùng của người trưởng thành.
  • Bệnh nhân có biểu hiện ho đờm mủ hay được chẩn đoán có dấu hiệu của nguy cơ suy hô hấp nên điều trị theo hướng dẫn. Thông thường các bệnh lý này sẽ giới hạn liều dùng trong thời gian 7 ngày và được bác sĩ theo sát.

Để đảm bảo dược lý trong thuốc, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin bảo quản thuốc. Sau khi lấy thuốc ra nên uống ngay và bảo quản phần thuốc còn lại ở nhiệt độ phòng phù hợp.

3. Phản ứng phụ của thuốc Medynacom

Một số phản ứng phụ thường gặp bạn nên lưu ý để phòng tránh nguy hiểm:

  • Cơ thể mệt mỏi có dấu hiệu uể oải
  • Hoa mắt chóng mặt say sẩm
  • Hay buồn nôn
  • Có cảm giác thèm ngủ và thường xuyên buồn ngủ
  • Suy giảm thị lực nhất thời
  • Mắt hay bị giật một cách bất thường
  • Cảm giác tê và có một vài dấu hiệu của ảo giác
  • Cơ thể bị rối loạn không được cân bằng
  • Suy hô hấp
  • Co giật
  • Co thắt phế quản
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Dị ứng mẩn ngứa trên da
  • Tăng nhịp tim đột ngột

4. Lưu ý trước khi dùng thuốc Medynacom

Trước khi dùng thuốc Medynacom bạn cần tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ về cách sử dụng. Sau khi được chỉ định hãy hỏi kỹ bác sĩ về vấn đề dị ứng hay thành phần có nguy cơ gây dị ứng của thuốc.

Một số bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thành phần nào trong thuốc hãy báo lại bác sĩ.

Những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống IMAO và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi chống chỉ định sử dụng thuốc này. Hãy lưu ý trao đổi cùng bác sĩ để tránh gây ra các ảnh hưởng tương tác không mong muốn. Trong thời gian sử dụng bạn cũng cần cẩn trọng tránh những biểu hiện không tốt kéo dài gây ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc.

  • Chú ý nếu có biểu hiện ho kéo dài kèm theo đờm
  • Kiểm tra để điều trị nếu cơn ho kéo dài và thành mãn tính
  • Kiểm tra nguy cơ bị tràn khí
  • Luôn duy trì sức khỏe phòng tránh bệnh suy hô hấp
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ cần có bác sĩ kê đơn
  • Trẻ nhỏ dị ứng thuốc nên được bác sĩ kiểm tra theo dõi

5. Tương tác với thuốc Medynacom

Thuốc Medynacom gây tương tác đến hệ thần kinh nếu sử dụng sai liều dùng quy định. Thêm vào đó bệnh nhân đang điều trị bằng IMAO có ảnh hưởng nhất định với thuốc. Thường bệnh nhân đang dùng IMAO sẽ chống chỉ định sử dụng Medynacom để phòng nguy hiểm ngoài ý muốn.

Như vậy, với thắc mắc “Medynacom có tác dụng gì?” đã được làm rõ ở bài viết trên. Bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ thông tin thuốc và trao đổi với bác sĩ trước khi dùng. Hãy sử dụng thuốc Medynacom đúng mục đích đúng bệnh để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

991 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan