Công dụng thuốc Madodipin

Madodipin thuộc nhóm thuốc chẹn kênh Canxi, có thành phần chính là Amlodipin. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh về tim mạch. Thông tin chi tiết về thuốc Madodipin được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Madodipin là thuốc gì?

Madodipin chứa thành phần chủ yếu là Amlodipin với hàm lượng 5mg hoặc 10mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói trong hộp 3 vỉ x 10 viên nén.

Cơ chế của thuốc:

  • Amlodipin ngăn chặn kênh calci chậm của màng tế bào, ức chế dòng calci đi qua màng vào tế bào. Thuốc tác động chủ yếu lên cơ trơn, làm giảm trương lực cơ của các tiểu động mạch ngoại biên, giảm sức cản ngoại biên làm hạ huyết áp. Sự giãn mạch vành còn tăng cung cấp oxy cho tim.
  • Amlodipin cũng làm giảm sức cản mạch máu thận, làm tăng lưu lượng máu ở thận, cải thiện chức năng thận.

2. Thuốc Madodipin có tác dụng gì?

Thuốc Madodipin được được dùng để điều trị:

3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Madodipin

Liều dùng:

  • Liều khởi đầu: Uống 5mg/ lần, 1 lần/ ngày.
  • Liều tối đa: 10mg tùy theo đáp ứng của người bệnh nhân.
  • Bệnh nhân suy gan cần dùng liều thấp hơn.
  • Khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu Thiazid hay ức chế men chuyển: Không cần chỉnh liều.

Cách dùng:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Madodipin trước khi dùng.
  • Madodipin được dùng theo đường uống. Uống thuốc cùng với nước lọc.
  • Nên uống Madodipin vào cùng một thời điểm trong ngày.

4. Chống chỉ định của thuốc Madodipin

Không dùng Madodipin cho người quá mẫn với Amlodipine hay với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

5. Tác dụng phụ của thuốc Madodipin

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Mệt mỏi, buồn nôn, phù nề.
  • Buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt, choáng váng.
  • Đánh trống ngực, đau bụng, cơn bừng đỏ, hồi hộp.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Rối loạn tiêu hóa, đau khớp, đau cơ, khó thở.
  • Tăng sản lợi, chứng to vú đàn ông.
  • Bất lực, tiểu nhiều lần, thay đổi tính khí.
  • Ngứa, nổi mẩn, loạn thị giác, hồng ban.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Suy nhược, chuột rút.
  • Vàng da.

6. Những lưu ý khi dùng thuốc Madodipin

  • Trong thời kỳ mang thai: Sử dụng Madodipin trong thời kỳ thai nghén có thể gây sảy thai, quái thai, thai dị tật, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Vậy không nên dùng Madodipin đối với phụ nữ có thai.
  • Trong thời kỳ cho con bú: Madodipin có thể đi vào sữa mẹ sang trẻ nhi. Vậy không nên hoặc hạn chế dùng Madodipin trong thời kỳ cho con bú.
  • Chú ý dùng Madodipin ở bệnh nhân tắc nghẽn mạch vành nặng, vì thuốc có thể làm tăng mức độ, thời gian, tần suất của cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Chú ý dùng Madodipin ở bệnh nhân suy tim sung huyết, vì có thể làm tăng biến cố tim mạch và tử vong.
  • Chú ý dùng Madodipin ở bệnh nhân suy gan, vì Amlodipin được chuyển hoá ở gan.
  • Thận trọng dùng Madodipin ở bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp hay hẹp động mạch chủ.
  • Cần thận trọng khi tăng liều Madodipin cho người cao tuổi.
  • Tác dụng phụ của Madodipin có thể gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Quá liều, quên liều và xử trí:

  • Quá liều có thể gây giãn mạch ngoại biên quá mức và nhịp tim nhanh, hạ huyết áp kéo dài, sốc, tử vong. Khi quá liều Madodipin cần theo dõi điện tâm đồ, điều trị triệu chứng, uống than hoạt, rửa dạ dày, điều chỉnh điện giải.
  • Khi quên liều Madodipin, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Nếu đã quên quá 12 giờ, hãy bỏ qua liều đã quên, dùng liều kế tiếp như bình thường. Không dùng gấp đôi liều Madodipin đã quy định.

Tương tác thuốc Madodipin

  • Thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Madodipin do ức chế tổng hợp prostaglandin, tăng giữ Natri và dịch
  • Thuốc kích thích thần kinh giao cảm có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Madodipin.
  • Thuốc gây mê có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của Madodipin và có thể làm hạ huyết áp mạnh hơn.
  • Dùng đồng thời Lithi với Madodipin có thể gây độc thần kinh, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Madodipin có thể làm thay đổi nồng độ trong máu của các thuốc liên kết cao với protein như coumarin hay hydantoin.
  • Chất ức chế CYP3A4 có thể làm tăng nồng độ Amlodipin làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.
  • Chất cảm ứng CYP3A4 có thể làm thay đổi nồng độ Amlodipin trong máu.
  • Madodipin có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu.
  • Madodipin có thể làm tăng nồng độ các chất ức chế rapamycin (mTOR) trong máu.

Madodipin là thuốc điều trị các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp và cơn đau thắt ngực. Vì Madodipin là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

265 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan