Công dụng thuốc Maalox 400 mg

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh thuộc nhóm bệnh đường tiêu hóa khó chữa dứt điểm nhất. Trong những thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị, nhóm thuốc antacid (kháng acid) hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Nổi bật trong nhóm thuốc này phải kể đến thuốc Maalox của công ty Sanofi. Đây là một thuốc chứa bazơ kim loại kháng acid hiệu quả và ít tác dụng phụ.

1. Maalox là thuốc gì?

Thành phần có trong thuốc Maalox 400 mg là: Nhôm hydroxyd gel khô 400mg (tương đương với 306mg Nhôm hydroxyd) và Magnesi hydroxyd 400mg cùng với hệ thống các tá dược gồm có: Mannitol, Sorbitol, Natri saccharin, đường có 3% tinh bột, hương bạc hà dạng bột, Magnesi stearat, Alveo Sucre vừa đủ 1 viên.

Đối với thuốc Maalox Plus, thành phần hoạt chất có thay đổi gồm: Nhôm hydroxyd gel khô, 200mg Magnesi hydroxyd và 200mg Simethicon 26,375mg cùng với hệ thống các tá dược như Corn starch, pregelatinized starch, dextrates (Emdex anhydrous), sorbitol powder, magnesium stearate, cream suiza flavor, peppermint flavor.

Theo đó, nhôm hydroxyd là một bazơ nên có tính kiềm, hoạt chất này có tác dụng trung hòa acid dạ dày, hỗ trợ điều trị tình trạng tăng tiết acid sinh lý hoặc tiết acid do bệnh lý, giúp bệnh nhân đẩy lùi nhanh cơn đau thượng vị, giảm triệu chứng ợ chua, ợ hơi. Thành phần Magnesi Hydroxyd cũng là một bazơ có tác dụng tương tự như nhôm hydroxyd. Cả 2 thành phần này đều cho tác dụng tại chỗ, khi tác dụng với acid kim loại cũng nhanh chóng được thải ra ngoài qua phân (90%) và qua thận (10%). Thêm vào đó 2 thành phần này có ưu điểm không cản quang, vì vậy bệnh nhân không cần ngưng thuốc Maalox trước khi tiến hành chụp X quang.

2. Công dụng của thuốc Maalox

Thuốc Maalox được dùng để điều trị các triệu chứng rối loạn do tăng acid dạ dày - tá tràng trong các trường hợp sau đây:

Đối với thuốc Maalox plus có thành phần Simethicon giúp làm giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng, khó chịu trong dạ dày - ruột. Maalox Plus vẫn có các tác dụng của thuốc Maalox và có thể được dùng thay thế Maalox trong một số trường hợp

3. Thuốc Maalox cách dùng và liều dùng

Thuốc Maalox cách dùng cho người lớn (> 15 tuổi): nhai 1 đến 2 viên thuốc Maalox từ 20 phút đến 1 giờ sau bữa ăn hoặc khi có cơn đau (cơn khó chịu) hoặc nhai trước khi đi ngủ, sử dụng thuốc Maalox tối đa 6 lần mỗi ngày, không dùng quá 12 viên/ngày và cần nhai kỹ viên thuốc Maalox càng lâu càng tốt, sau đó uống một cốc đầy nước khoảng 200 ml, uống từng ngụm, nuốt dần thuốc xuống cho đến khi thấy cảm không còn bột thuốc đã nhai tồn tại trong miệng.

Maalox Plus cách dùng cho người lớn: Nhai 1–2 viên mỗi lần, có thể dùng 4 lần trong ngày, lưu ý thuốc Maalox Plus không phù hợp cho trẻ dưới 6 tuổi.

Chú ý không dùng quá liều lượng Maalox hoặc Maalox Plus theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

4. Chống chỉ định sử dụng thuốc Maalox

Không dùng thuốc Maalox trong những trường hợp sau:

  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Maalox;
  • Suy thận nặng do thuốc Maalox có chứa magnesi.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Maalox

  • Thuốc Maalox có chứa sorbitol và sucrose nên thuốc Maalox còn chống chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose, suy giảm sucrase-isomaltase;
  • Nếu bệnh nhân có chế độ ăn phospho thấp, nhôm hydroxyd có thể gây thiếu hụt phospho;
  • Ở bệnh nhân suy thận, nồng độ huyết thanh của cả nhôm và magnesi tăng, do đó dùng lâu dài thuốc Maalox với nồng độ cao của muối nhôm và magnesi có thể dẫn đến bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ hoặc thuốc Maalox có thể làm xấu hơn tình trạng loãng xương do lọc máu;
  • Nhôm hydroxyd có trong thuốc Maalox có thể không an toàn khi sử dụng cho những bệnh nhân tiểu porphyrin đang lọc máu;
  • Lưu ý ở bệnh nhân đái tháo đường bởi vì lượng đường có trong thuốc Maalox;
  • Nếu triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, kéo dài dai dẳng hơn 10 ngày hoặc diễn biến xấu hơn, cần tiến hành tầm soát nguyên nhân và đánh giá lại việc điều trị với thuốc Maalox;
  • Thuốc Maalox chỉ được dùng trong thai kỳ khi cần thiết;
  • Sự hiện diện của các ion nhôm và magie trong thuốc Maalox có thể làm chậm nhu động ruột;
  • Muối magnesi hydroxyd có thể gây tiêu chảy;
  • Muối nhôm là nguồn gốc gây táo bón và có thể làm cho tình trạng táo bón khi mang thai trở nên nặng nề hơn;
  • Không nên uống thuốc Maalox với liều cao hoặc trong một thời gian dài.
  • Có thể tiếp tục cho con bú bằng sữa mẹ trong thời gian điều trị với thuốc Maalox.

6. Tác dụng không mong muốn của thuốc Maalox

Thuốc Maalox có thể làm khởi phát:

Thuốc Maalox của Sanofi nhìn chung khá an toàn khi sử dụng, tuy nhiên trong một số trường hợp rất hiếm, bệnh nhân có thể gặp phải tình khó chịu với mùi vị của thuốc Maalox, cảm thấy mùi tanh và vị kim loại.

7. Tương tác thuốc Maalox với các thuốc khác

Các phối hợp cần thận trọng khi dùng thuốc Maalox:

  • Dùng chung thuốc Maalox với quinidin có thể làm tăng nồng độ quinidin huyết thanh dẫn đến quá liều;
  • Nếu uống thuốc Maalox chung sẽ giảm hấp thu một số thuốc ở dạ dày-ruột, do đó để đề phòng nên uống thuốc kháng-acid trước hoặc sau khi uống thuốc khác một thời gian (~1,5 giờ). Nếu có thể, nên uống thuốc Maalox cách xa ít nhất là 2 giờ trước hoặc sau khi uống những thuốc sau: thuốc kháng histamin H2, thuốc kháng lao (ethambutol, isoniazid uống), atenolol, metoprolol, propranolol, chloroquine, kháng sinh cyclin, diflunisal, digoxin, diphosphonate, fexofenadine, sắt, kháng sinh fluoroquinolone, natri fluoride, glucocorticosteroid, indomethacin, kayexalate, ketoconazole, lansoprazole, lincosamide, phenothiazine, penicillamine, phosphor, thyroxine...;
  • Salicylate: thuốc Maalox làm tăng bài tiết salicylat ở thận do kiềm hóa nước tiểu.

8. Quá liều thuốc Maalox

Dấu hiệu và triệu chứng quá liều thuốc Maalox

  • Tuy phần lớn nhôm có trong thuốc Maalox được thải trừ qua đường ruột nhưng vẫn có tình trạng hấp thu nhôm dẫn đến làm tăng nồng độ nhôm huyết thanh. Tình trạng tích tụ nhôm trong cơ thể đưa đến ngộ độc chỉ xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận và suy giảm thải trừ nhôm. Sử dụng rộng rãi các thuốc kháng acid có nhôm có thể gây giảm phosphat máu, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến yếu cơ, chán ăn, nhuyễn xương.
  • Ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường, thải trừ magie có trong thuốc Maalox qua nước tiểu không làm thay đổi đáng kể nồng độ magnesi huyết thanh, tuy nhiên magnesi có thể tích tụ ở những bệnh nhân suy thận sử dụng thuốc Maalox. Triệu chứng tăng magnesi huyết gồm hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, thay đổi điện tâm đồ, ức chế hô hấp, tâm thần thay đổi, hôn mê.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Maalox (phát ban, mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi, lưỡi).

Xử trí quá liều thuốc Maalox:

  • Nhập viện;
  • Rửa dạ dày;
  • Truyền dịch;
  • Điều trị quá liều magnesi: bổ sung nước, sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh;
  • Người suy thận: lọc máu hay thẩm phân phúc mạc là cần thiết.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

70.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan