Công dụng thuốc Letristan

Thuốc Letristan có hiệu quả trong điều trị bệnh viêm xoang cấp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da. Letristan là thuốc kê đơn, để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về công dụng thuốc trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Letristan là gì?

1.1. Thuốc Letristan là thuốc gì?

Thuốc Letristan thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và kháng virus, kháng nấm. Có số đăng ký VN-16677-13, Do M/s Bio Labs (Pvt) Ltd – Pakistan sản xuất, và được đăng ký bởi Công ty TNHH Dược phẩm DOHA.

  • Được bào chế dạng: Viên nén bao phim.
  • Hộp có 1 vỉ x mỗi vỉ 10 viên.
  • Letristan có chứa thành phần chính là Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrate) 500mg các hoạt chất khác.

1.2. Thuốc Letristan có tác dụng gì?

  • Levofloxacin là dẫn xuất của Quinolon Levofloxacin nó có phổ tác dụng rộng đối với nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn,phế cầu khuẩn.
  • Thuốc Letristan 500mg được dùng trong điều trị nhiễm trùng nhẹ hoặc trung bình như: Đợt cấp viêm phế quản mãn, bệnh viêm phổi, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng hoặc viêm xoang cấp, nhiễm trùng da - cấu trúc da, nhiễm trùng đường tiết niệu có hay không có biến chứng, viêm thận - bể thận cấp tính.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn với thành phần hoặc tá dược có trong thuốc.
  • Người bệnh bị động kinh.
  • Người bệnh có tiền sử đau gân cơ liên quan với việc sử dụng thuốc Fluoroquinolone.
  • Trẻ em dưới độ tuổi 18.

2. Cách sử dụng thuốc Letristan

2.1. Cách dùng thuốc Letristan

  • Thuốc Letristan dùng đường uống, sử dụng thuốc sau các bữa ăn.
  • Nên uống nguyên viên thuốc với khoảng 30 – 50ml nước lọc, không uống thuốc với các loại nước có ga, sữa hay trà vì có thể làm biến đổi chất lượng của thuốc.
  • Nếu viên thuốc to khó nuốt có thể bẻ làm đôi nhưng không được nghiền nát, bẻ vụn hay đem trộn với các hỗn hợp khác.
  • Nên uống Letristan cách ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng các chế phẩm có chứa muối, Kẽm, antacid, nhôm.
  • Tuân thủ đúng liệu trình sử dụng về liều lượng và thời gian uống thuốc. Không tự ý thêm bớt liều uống khác với chỉ định của bác sĩ.

2.2. Liều dùng của thuốc Letristan

  • Điều trị trong viêm xoang cấp: Mỗi ngày dùng 500mg, trong 10 đến 14 ngày.
  • Viêm phế quản mạn: Ngày dùng 250 - 500mg, trong 7 đến 10 ngày.
  • Bệnh viêm phổi cộng đồng: Ngày dùng 1 đến 2 lần 500 mg, trong 7 đến 14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu: Mỗi ngày dùng 250mg, trong 7 đến 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da, và mô mềm: Mỗi ngày dùng 500mg, trong 7 đến 14 ngày.
  • Bệnh nhân suy thận (ClCr dưới 50mL/phút): Giảm liều.
  • Viêm phổi cộng đồng: 500mg/lần, 1 đến 2 lần/ ngày trong 7 đến 14 ngày.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Dùng 500mg/ lầnngày
  • Viêm bể thận: dùng 500mg/ lần/ ngày, trong 7 đến 10 ngày.
  • Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn: Dùng 500mg/ lần/ ngày, trong 28 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng: Dùng 500mg/ lần x 1 đến 2 lần/ ngày, trong 7 đến 14 ngày.
  • Viêm xoang cấp do vi khuẩn: Dùng 500mg/ lần/ngày, trong 10 đến 14 ngày.
  • Viêm phế quản mạn tính 500mg/ lần/ ngày, trong 7 đến 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu, không biến chứng: Dùng 250mg/ lần/ngày, trong 3 ngày.

Xử lý khi quên liều:

  • Thông thường các loại thuốc, có thể uống trong khoảng từ 1 đến 2 giờ so với quy định có trong đơn thuốc. Trừ khi là loại thuốc có quy định rất nghiêm ngặt về thời gian dùng thì người bệnh có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi đã phát hiện quên liều. Tuy nhiên, nếu thời gian rất gần với thời điểm cần uống liều tiếp theo thì không nên uống bù vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi người bệnh quyết định bổ sung liều quên.

Xử trí khi quá liều:

  • Người bệnh nếu dùng quá liều thuốc Letristan và có những biểu hiện bất thường thì cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp dùng quá liều thuốc Letristan mà có các biểu hiện bất thường thì người bệnh cần phải cấp cứu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Letristan

  • Thận trọng khi dùng thuốc Letristan 500mg cho người bệnh bị co giật, thiếu hụt G6PD và người có tiền sử tim mạch, suy thận hoặc suy gan nặng.
  • Dùng thuốc Letristan kéo dài có thể sẽ dẫn tới sự phát triển quá mức của chủng vi sinh vật không nhạy cảm và có thể xảy ra bội nhiễm.
  • Điều trị bằng Letristan ảnh hưởng tới các xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm opiat dương tính giả.
  • Chú ý đọc kỹ các thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng trước khi người bệnh dùng thuốc.
  • Nếu xảy ra những phản ứng bất lợi trong khi sử dụng thuốc Letristan, cần dừng thuốc và có các biện pháp xử trí triệu chứng thích hợp.
  • Trên người bệnh có bản chất co giật, ví dụ trong trường hợp dùng chung nhiều thuốc và các Quinolon khác thì phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc Letristan.
  • Tiêu chảy, đặc biệt là những người tiêu chảy nặng, dai dẳng hoặc có máu trong và sau khi điều trị thuốc Letristan, có thể là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile. Nếu như có nghi viêm đại tràng giả mạc, người bệnh phải lập tức ngưng dùng thuốc.
  • Viêm gân, đôi khi có thể dẫn đến đứt gân, đặc biệt là gân gót (gân Achilles) có thể xảy ra khi dùng thuốc này.
  • Trên bệnh nhân suy thận, phải điều chỉnh liều thuốc Letristan vì được bài tiết chủ yếu qua thận.
  • Bệnh nhân đang bị thiếu hoạt tính enzyme glucose-6-phosphat dehydrogenase tiềm ẩn hoặc dễ gặp phản ứng tan huyết khi điều trị với các thuốc kháng khuẩn quinolon.
  • Thuốc Letristan 500mg có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ như nhức đầu hoặc chóng mặt, buồn ngủ và rối loạn thị giác,... Vì vậy người lái xe và vận hành máy móc không sử dụng thuốc này.
  • Hiện nay, chưa có đầy đủ bằng chứng chứng minh được độ an toàn khi dùng thuốc Letristan cho phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và độc tính của thuốc Letristan, nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc được phân bố trong sữa mẹ, gây nguy cơ thoái hóa sụn khớp ở trẻ, do đó không dùng thuốc Letristan cho bà mẹ đang cho con bú.

4. Tác dụng phụ của thuốc Letristan

  • Buồn nôn hoặc nôn, bị tiêu chảy, thay đổi vị giác, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu và chóng mặt.
  • Ít gặp: Bị giảm bạch cầu, thấy chán ăn, lo lắng và rối loạn vị giác, khó thở hoặc phát ban,...
  • Hiếm gặp: Bị đau bụng, thay đổi thị giác, có nhạy cảm ánh nắng hoặc phản ứng dị ứng, đau sưng khớp-cơ-gân.
  • Rất hiếm gặp: Người bồn chồn, hay lo âu, động kinh hoặc rối loạn tinh thần, đau ngực và rối loạn nhịp tim, có thay đổi lượng nước tiểu, vàng mắt, vàng da, bội nhiễm khi dùng kéo dài.

5. Tương tác thuốc Letristan

  • Thuốc Letristan có thành phần Levofloxacin gây tương tác cùng với thuốc tiểu đường, thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID); Theophylline; Antacid chứa Mg/Al; sucralfate; cation kim loại và chế phẩm chứa nhiều vitamin.
  • Thuốc chứa Sắt hoặc kẽm, antacid và Magie,... làm giảm đi hấp thu của thuốc Letristan 500.
  • Thuốc chống đông làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Thuốc hạ đường huyết làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết.
  • Theophylin và thuốc NSAID có thể sẽ gây co giật.
  • Probenecid, Cimetidin có thể cản trở bài tiết qua ống thận của thuốc Letristan.
  • Thuốc chống loạn nhịp tim hoặc thuốc chống trầm cảm, kháng sinh Macrolid gây ảnh hưởng tới nhịp tim.

6. Cách bảo quản thuốc Letristan

  • Thời gian bảo quản thuốc Letristan là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản thuốc Letristan ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp lên thuốc. Bạn không nên bảo quản thuốc Letristan trong phòng tắm hay ngăn đá của tủ lạnh.
  • Để xa tầm với của trẻ nhỏ và những vật nuôi trong nhà.
  • Trước khi dùng thuốc Letristan nên xem kỹ hạn dùng của thuốc. Tuyệt đối không dùng thuốc Letristan khi đã hết hạn sử dụng được in ở trên bao bì.
  • Hãy vứt thuốc đúng cách khi hết hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc một cách an toàn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Letristan, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Letristan là thuốc kê đơn, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.

86 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • levagim
    Công dụng thuốc Levagim

    Thuốc Levagim là thuốc gì? Levagim được chỉ định điều trị nhiễm trùng từ mức độ nhẹ đến nặng. Vậy cách sử dụng thuốc Levagim như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Levagim ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi
    Đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi có đáng lo?

    Đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi có thể là dấu hiệu cho thấy hệ tiết niệu đang suy giảm hoặc có thể mắc phải bệnh lý nguy hiểm như sỏi tiết niệu, ung thư thận bàng quang, ...

    Đọc thêm
  • Miarotin
    Công dụng thuốc Miarotin

    Thuốc Miarotin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, có tác dụng điều trị các cơn đau do co thắt cơ trơn như co thắt dạ dày, hội chứng ruột kích thích, cơn đau quặn mật, ... Thuốc Miarotin được sử ...

    Đọc thêm
  • zalrinat
    Công dụng thuốc Zalrinat

    Thuốc Zalrinat được sử dụng trong điều trị tích cực các tình trạng nhiễm khuẩn. Thuốc có thành phần chính là Cefuroxim acetil với 2 hàm lượng là 500mg Cefuroxim và 250mg Cefuroxim. Do đó, Zalrinat có hai dạng là ...

    Đọc thêm
  • philtelabit
    Công dụng thuốc Philtelabit

    Thuốc Philtelabit thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Thuốc có thành phần ofloxacin được chỉ định điều trị trong trường hợp nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng niệu sinh dục... Tuy nhiên trong quá trình điều trị ...

    Đọc thêm