Công dụng thuốc Lenvoxae

Thuốc Lenvoxae có chứa thành phần hoạt chất chính là Levofloxacin với hàm lượng 100mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Thuốc có công dụng điều trị các bệnh nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm các loại ký sinh trùng hay nhiễm nấm.

1. Thuốc Lenvoxae là thuốc gì?

Thuốc Lenvoxae là thuốc gì? Thuốc Lenvoxae có chứa thành phần hoạt chất chính là Levofloxacin với hàm lượng 100mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Thuốc có công dụng điều trị các bệnh nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm các loại ký sinh trùng hay nhiễm nấm.

Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 5 vỉ và mỗi vỉ chứa 10 viên nén.

1.1. Dược lực học của Levofloxacin

Hoạt chất chính Levofloxacin là một fluoroquinolone kháng khuẩn tổng hợp phổ tác dụng bao gồm nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm, cụ thể như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, kể cả phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, Haemophilus influenzae, vi khuẩn Gram âm không lên men và các vi khuẩn không điển hình. Thông thường không có đề kháng chéo giữa Levofloxacin và các loại thuốc kháng khuẩn khác. Nhiễm khuẩn bệnh viện nguyên nhân do Pseudomonas aeruginosa cần sử dụng các liệu pháp phối hợp.

1.2. Dược động học của Levofloxacin

  • Khả năng hấp thu: Dược chất Levofloxacin có khả năng hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng tuyệt đối xấp xỉ 99%.
  • Khả năng phân bố: Hoạt chất Levofloxacin được phân bố rộng rãi trong cơ thể, nhưng khó thấm vào dịch não tủy.
  • Khả năng chuyển hóa: Dược chất Levofloxacin rất ít bị chuyển hóa trong cơ thể. Khả năng thải trừ: Dược chất chính gần như thải trừ ra ngoài hoàn toàn qua nước tiểu dưới dạng còn hoạt tính. Thời gian bán thải của trung bình của hoạt chất Levofloxacin từ 6 đến 8 giờ và kéo dài hơn đối với những người bị bệnh suy thận.

2. Thuốc Lenvoxae điều trị bệnh gì?

Thuốc Lenvoxae có công dụng điều trị các loại nhiễm khuẩn nguyên nhân do các vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin như:

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Lenvoxae

3.1. Liều dùng của thuốc Lenvoxae

Liều lượng dùng thuốc Lenvoxae tùy thuộc vào từng loại và tình trạng nghiêm trọng của nhiễm khuẩn và độ nhạy của tác nhân gây bệnh được nghi ngờ.

Liều lượng, thời gian điều trị và đường dùng trên người lớn có chức năng thận bình thường (thanh thải creatinin trên 50 ml/phút):

  • Liều dùng điều trị viêm xoang cấp tính uống 500mg mỗi ngày một lần trong thời gian từ 10 đến 14 ngày.
  • Liều dùng điều trị đợt kịch phát cấp tính của bệnh viêm phế quản mạn: uống 250 - 500 mg mỗi ngày một lần trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.
  • Liều dùng điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: uống hoặc truyền tĩnh mạch 500mg mỗi ngày một hoặc hai lần trong thời gian từ 7 đến 14 ngày.
  • Liều dùng điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có kèm theo biến chứng kể cả viêm thận-bể thận: uống 250 mg mỗi ngày một lần trong thời gian từ 7 đến 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và phần mềm: uống 250 mg mỗi ngày một lần hoặc 500 mg mỗi ngày một hoặc hai lần trong 7 đến 14 ngày. Liều dùng trên bệnh nhân người lớn bị suy thận (thanh thải creatinin ≤ 50ml/phút): Tùy mức độ nặng của nhiễm khuẩn

Những đối tượng đặc biệt: Không cần chỉnh liều đối với những người bị suy giảm chức năng gan. Không cần chỉnh liều điều trị đối với những người cao tuổi. Tuy vậy, cần đặc biệt chú ý đến chức năng thận đối với những người cao tuổi, và chỉ cần điều chỉnh liều lượng cho thích hợp.

Cần lưu ý; Liều dùng thuốc Lenvoxae kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ kê đơn để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuyệt đối không sử gấp đôi liều lượng với mong muốn đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

3.2. Cách dùng của thuốc Lenvoxae

  • Thuốc Lenvoxae là loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.
  • Thuốc Lenvoxae cần được nuốt trọn, không nghiền nát, với một lượng nước vừa đủ. Viên thuốc có thể được bẻ theo đường khía để phân liều.
  • Thời điểm uống thuốc là thuốc có thể uống trong bữa ăn hoặc giữa hai bữa ăn.

3.3. Trường hợp quá/ quên liều thuốc Lenvoxae

  • Thuốc có chứa thành phần hoạt chất chính Levofloxacin thể hiện nguy cơ độc tính cấp thấp.
  • Khi dùng thuốc Lenvoxae quá liều cấp tính, dạ dày nên được làm rỗng. Người sử dụng thuốc quá liều nên được theo dõi và duy trì lượng nước thích hợp. Levofloxacin không hiệu quả khi thực hiện phương pháp điều trị tách bằng thẩm tách máu hay thẩm phân phúc mạc.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Lenvoxae

Trong quá trình sử dụng thuốc Lenvoxae, người sử dụng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, cụ thể như sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn, đau nhức đầu, tiêu chảy, chứng mất ngủ.
  • Tác dụng phụ ít gặp như: táo bón, chóng mặt, đau bụng, khó tiêu, ói mửa, phát ban trên da, viêm âm đạo, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực.

5. Tương tác của thuốc Lenvoxae

  • Các sản phẩm (chứa sắt, canxi, kẽm, hoặc magiê) và các chất kháng acid có thể gây tương tác với hoạt chất Levofloxacin. Người sử dụng thuốc nên dùng ít nhất hai giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc Lenvoxae.
  • Sử dụng các thuốc kháng viêm phi steroid (NSAIDs) với thuốc Lenvoxae có thể tăng nguy cơ kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn tới kích thích quá mức.
  • Đã có những cảnh báo về sự thay đổi đường trong máu ở những người điều trị với thuốc có chứa thành phần hoạt chất Levofloxacin và các thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Lenvoxae

6.1. Chống chỉ định của thuốc Lenvoxae

Thuốc Lenvoxae chống chỉ định đối với các trường hợp sau:

  • Những người có tiền sử tăng cảm đối với thành phần hoạt chất Levofloxacin, các chất kháng khuẩn thuộc họ Quinolon, hoặc bất kỳ những thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em hoặc trẻ vị thành niên có độ tuổi dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ có thai hoặc người đang trong thời kỳ cho con bú sữa mẹ.

6.2. Lưu ý khi sử dụng thuốc Lenvoxae

  • Hiệu quả và an toàn của hoạt chất Levofloxacin đối với trẻ em, thiếu niên (dưới 18 tuổi), phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú thì chưa được biết.
  • Co giật và rối loạn tâm thần do độc tính đã được báo cáo ở những người sử dụng quinolone, bao gồm hoạt chất Levofloxacin.
  • Thuốc Lenvoxae có thể làm tăng áp lực nội sọ và kích thích hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng run không ngủ được, lo lắng, choáng váng, nhầm lẫn, ảo giác, hoang tưởng, trầm cảm, ác mộng, mất ngủ, có suy nghĩ và hành động tự sát. Những phản ứng không mong muốn này có thể xảy ra sau liều sử dụng đầu tiên. Nếu những phản ứng này xảy ra ở những người sử dụng thuốc Lenvoxae, nên ngưng sử dụng thuốc và dùng phương pháp điều trị thích hợp.
  • Cũng như các thuốc nhóm Quinolon khác, thuốc Lenvoxae nên dùng thận trọng ở những người được biết và nghi ngờ rối loạn hệ thần kinh trung ương mà có khuynh hướng tạo những cơn động kinh hoặc những ngưỡng động kinh thấp (cụ thể như xơ cứng động mạch não trầm trọng, bệnh động kinh) hoặc có sự hiện diện của những yếu tố nguy cơ khác mà có thể tạo khuynh hướng động kinh hay ngưỡng động kinh thấp (như liệu pháp trị liệu sử dụng thuốc nhất định, rối loạn chức năng thận).
  • Sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Levofloxacin nên thận trọng khi có biểu hiện thiểu năng thận. Ở những người bị suy chức năng thận (độ thanh thải creatinin ≤ 80mL/phút), điều chỉnh liều sử dụng cần thiết để tránh tích luỹ Levofloxacin do giảm độ thanh thải.
  • Các phản ứng độc tính do ánh sáng từ trung bình đến trầm trọng đã được quan sát ở những người tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng khi sử dụng các thuốc nhóm này. Khi sử dụng thuốc Lenvoxae nên tránh tiếp xúc quá mức dưới ánh sáng mặt trời.

6.3. Sử dụng thuốc với những nhóm người đặc biệt

  • Đối với người lái xe: Trong quá trình sử dụng loại thuốc này bạn không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nặng cho tới khi biết được những tác động của thuốc Lenvoxae. Nếu bạn xuất hiện các tác dụng không mong muốn bao gồm chóng mặt, choáng váng, hoặc cảm thấy mệt mỏi thì không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Đối với phụ nữ đang có thai: Hoạt chất chính Levofloxacine không được sử dụng đối với phụ nữ có thai. Nguyên nhân là do thành phần hoạt chất Levofloxacin gây ra tình trạng biến dạng xương và khớp ở động vật chưa trưởng thành của nhiều loài.
  • Đối với phụ nữ cho con bú: Hoạt chất chính Levofloxacine không thấy hiện diện ở sữa mẹ. Nguyên nhân là do những phản ứng không mong muốn trầm trọng của hoạt chất Levofloxacin đối với trẻ em đang bú sữa mẹ. Người mẹ nên ngưng cho con bú hoặc ngưng sử dụng loại thuốc này tùy theo mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Bảo quản thuốc Lenvoxae ở những nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần để thuốc Lenvoxae tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Lenvoxae khi đã hết hạn sử dụng.

Thuốc Lenvoxae có chứa thành phần hoạt chất chính là Levofloxacin với hàm lượng 100mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Thuốc có công dụng điều trị các bệnh nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm các loại ký sinh trùng hay nhiễm nấm. Khi được chỉ định dùng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Lenvoxae để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

46 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Philenasin
    Công dụng thuốc Philenasin

    Philenasin là thuốc có chứa hoạt chất Levofloxacin với công dụng điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn. Vậy cần sử dụng thuốc Philenasin như thế nào cho đúng cách, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Vacolevo 500
    Công dụng thuốc Vacolevo 500

    Thuốc Vacolevo 500 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng từ nhẹ, trung bình đến nặng ở người trên 18 tuổi như viêm xoang ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Sanbelevocin
    Công dụng thuốc Sanbelevocin

    Thuốc Sanbelevocin có thành phần chính là Levofloxacin, thường được sử dụng trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng da và mô mềm,... Hãy cùng tìm hiểu công dụng thuốc Sanbelevocin ...

    Đọc thêm
  • Riboflex Tab
    Công dụng thuốc Riboflex Tab

    Riboflex Tab là một loại thuốc thuộc nhóm trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc thường được chỉ định điều trị nhiễm trùng như: viêm xoang cấp, viêm phổi, đợt cấp viêm phế quản ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Glitacin
    Công dụng thuốc Glitacin

    Thuốc Glitacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Glitacin là Levofloxacin được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ...

    Đọc thêm