Công dụng thuốc Lansomac 30

Thuốc Lansomac 30 được bào chế dưới dạng viên nang cứng, có thành phần chính là Lansoprazol. Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm thực quản, loét dạ dày - tá tràng,...

1. Công dụng thuốc Lansomac 30 DT

Thuốc Lansomac 30 có thành phần chính là Lansoprazol (dạng pellet bao tan trong ruột 8,5%) hàm lượng 30mg. Lansoprazol là dẫn chất benzimidazol, có tác dụng chính là chống tiết acid dạ dày. Lansoprazol là chất ức chế bơm proton, ức chế dạ dày tiết acid thông thường và khi bị kích thích. Nhờ vậy, Lansoprazol được sử dụng trong điều trị ngắn ngày chứng loét dạ dày - tá tràng, điều trị dài ngày các chứng tăng tiết dịch tiêu hóa bệnh lý (tăng dưỡng bào hệ thống, u đa tuyến nội tiết, hội chứng Zollinger - Ellison).

Mức độ ức chế acid dạ dày của Lansoprazol phụ thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị. Tuy nhiên, Lansoprazol ức chế tiết acid dạ dày tốt hơn so với các chất đối kháng thụ thể H2. Ngoài ra, Lansoprazol còn có thể ngăn chặn Helicobacter Pylori (HP) ở người bệnh loét dạ dày - tá tràng. Nếu phối hợp với 1 hoặc nhiều thuốc chống nhiễm khuẩn như (clarithromycin, amoxicillin) thì Lansoprazol có thể cho hiệu quả trong điều trị viêm nhiễm dạ dày do HP.

Chỉ định sử dụng thuốc Lansomac 30:

  • Điều trị cấp và điều trị duy trì cho bệnh nhân viêm thực quản có trợt loét do bệnh trào ngược dạ dày - thực quản;
  • Điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng cấp;
  • Điều trị các chứng tăng tiết toan bệnh lý: U đa tuyến nội tiết, hội chứng Zollinger - Ellison, tăng dưỡng bào hệ thống.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Lansomac 30:

  • Người bệnh quá mẫn với Lansoprazol hoặc thành phần khác của thuốc;
  • Phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Lansomac 30

Cách dùng: Đường uống. Vì Lansoprazol không bền trong môi trường acid (dịch dạ dày) nên người bệnh cần uống thuốc trước khi ăn, không được cắn vỡ hoặc nhai viên thuốc.

Liều dùng:

Viêm thực quản có trợt loét:

  • Điều trị triệu chứng thời gian ngắn cho mọi trường hợp: Người lớn dùng 30mg/lần/ngày trong 4 - 8 tuần. Có thể sử dụng thêm 8 tuần nữa nếu chưa khỏi bệnh;
  • Điều trị duy trì sau khi trị khỏi viêm thực quản trợt loét để giảm tái phát: Người lớn dùng 15mg/ngày. Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả khi điều trị duy trì quá 1 năm.

Loét dạ dày: Dùng liều 15 - 30mg/lần/ngày, điều trị trong 4 - 8 tuần. Nên uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn sáng.

Loét tá tràng:

  • Điều trị bệnh: Dùng liều 15mg/lần/ngày, điều trị trong 4 tuần hoặc tới khi khỏi bệnh;
  • Điều trị duy trì sau khi loét tá tràng đã khỏi: Dùng liều 15mg/lần/ngày. Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả khi điều trị duy trì với thuốc quá 1 năm.

Phối hợp trong điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở bệnh nhân loét tá tràng thể hoạt động:

  • Phối hợp 3 thuốc: Dùng liều 30mg Lansoprazol + 1g Amoxicillin + 500mg Clarithromycin, dùng 2 lần/ngày, điều trị trong 10 - 14 ngày. Các loại thuốc này đều được uống trước khi ăn;
  • Phối hợp 2 thuốc: Dùng liều 30mg Lansoprazol + 1g Amoxicillin, dùng 3 lần/ngày, điều trị trong 14 ngày. 2 loại thuốc này đều được uống trước khi ăn.

Tăng tiết toan khác (hội chứng Z.E):

  • Liều khởi đầu cho người lớn là 60mg/lần/ngày. Người bệnh nên uống thuốc vào buổi sáng, trước khi ăn. Sau đó, nên điều chỉnh liều dùng dựa trên sự dung nạp, mức độ cần thiết để ức chế tiết acid dịch vị, tiếp tục điều trị cho tới khi đạt kết quả lâm sàng;
  • Liều uống những ngày sau ở trong khoảng 15 - 180mg/ngày để duy trì tiết dịch vị cơ bản dưới 10mEg/giờ (5mEq/giờ ở bệnh nhân trước đó đã phẫu thuật dạ dày). Với liều trên 120mg/ngày, người bệnh nên chia làm 2 lần uống thuốc.

Quá liều: Khi sử dụng thuốc Lansomac 30 quá liều, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như an thần, co giật, hạ thân nhiệt và giảm tần số hô hấp. Lúc này, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu và điều trị hỗ trợ ngay.

Quên liều: Nếu quên 1 liều thuốc Lansomac 30, người bệnh có thể uống luôn ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp đã gần tới thời điểm dùng liều tiếp theo, bệnh nhân hãy bỏ qua liều đã quên, uống thuốc đúng thời gian được cho phép, không cần phải bù thuốc bằng cách gấp đôi liều dùng.

3. Tác dụng phụ của thuốc Lansomac 30

Khi sử dụng thuốc Lansomac 30, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, khó tiêu, táo bón, phát ban, đau đầu, chóng mặt;
  • Ít gặp: Mệt mỏi, tăng enzyme gan, mức gastrin huyết thanh, hemoglobin, hematocrit, acid uric và protein niệu.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Lansomac 30

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ khi dùng thuốc Lansomac 30:

  • Nên giảm liều dùng thuốc Lansomac đối với người mắc bệnh gan, không dùng quá 30mg/ngày;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Lansomac 30 cho trẻ em;
  • Chưa có thông tin về việc sử dụng thuốc Lansomac 30 ở phụ nữ mang thai, chưa rõ thuốc có đi qua nhau thai vào bào thai không. Tuy nhiên, thử nghiệm trên động vật cho thấy dùng thuốc lâu với liều cao có thể gây ung thư trên chuột nhắt và chuột đồng. Do đó, tốt nhất là không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ;
  • Thành phần Lansoprazol và các chất chuyển hóa đều bài tiết qua sữa (thử nghiệm trên động vật). Vì vậy, nên tránh dùng thuốc Lansomac 30 ở bà mẹ đang cho con bú;
  • Thuốc Lansomac 30 có tác dụng phụ là gây đau đầu, chóng mặt nên cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc Lansomac 30

Một số tương tác thuốc của Lansomac 30 gồm:

  • Lansoprazol (thành phần chính của thuốc Lansomac 30) được chuyển hóa nhờ hệ enzyme cytochrom P450. Do đó, nó có thể tương tác với các thuốc khác được chuyển hóa cùng hệ enzyme này. Vì vậy, không nên dùng đồng thời Lansoprazol với các thuốc cũng được chuyển hóa bởi cytochrom P450;
  • Lansoprazol làm giảm tác dụng của itraconazole, ketoconazole và các thuốc khác có sự hấp thu cần tới môi trường acid;
  • Sucralfat làm chậm hấp thu và giảm hấp thu Lansoprazol khoảng 30%.

Khi được chỉ định sử dụng thuốc Lansomac 30, bệnh nhân nên chia sẻ trung thực với bác sĩ về các loại thuốc mình đang dùng, các bệnh lý mình đã/đang mắc phải. Đồng thời, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để nhanh chóng cải thiện bệnh tình.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lezovar
    Công dụng thuốc Lezovar

    Thuốc Lezovar có thành phần hoạt chất chính là Lansoprazol với hàm lượng 15mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Dạng bào chế của thuốc là viên nang, thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • sipantoz 20
    Công dụng thuốc Sipantoz 20

    Thuốc Sipantoz 20 có hoạt chất chính là Pantoprazol với hàm lượng 20mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày - tá tràng, dự phòng loét hoặc phối hợp với thuốc ...

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Labapraz
    Công dụng của thuốc Labapraz

    Thuốc Labapraz là thuốc ức chế tiết acid dịch vị và ức chế bơm proton, có hoạt chất chính là Lansoprazol ở dạng viên nang giải phóng chậm. Labapraz có tác dụng trong điều trị loét dạ dày - tá ...

    Đọc thêm
  • Dasrabene
    Công dụng thuốc Dasrabene

    Thuốc Dasrabene có hoạt chất chính là Rabeprazole, thuộc nhóm ức chế bơm proton. Thuốc ngăn sự tiết dịch vị của các tế bào thành dạ dày nên được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, ...

    Đọc thêm
  • panbre
    Công dụng thuốc Panbre

    Panbre là thuốc điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc Panbre chữa bệnh gì? Cách dùng như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    Đọc thêm