Công dụng thuốc Korantrec

Korantrec được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là 5mg Enalapril maleate với Korantrec 5 và 10mg Enalapril maleate với Korantrec 10. Vậy thuốc Korantrec có tác dụng gì và cách dùng thuốc như thế nào?

1. Công dụng thuốc Korantrec

Enalapril trong thuốc Korantrec có tác dụng trên hệ renin - angiotensin - aldosterone, nó gây ức chế men chuyển của hệ này. Qua đó làm giảm sức cản của động mạch ngoại biên.

Trong bệnh suy tim, Enalapril maleate có tác dụng làm giảm tiền gánh và hậu gánh, cung lượng tim có thể tăng mà không gây ảnh hưởng đáng kể đến nhịp tim.

Ðiều trị lâu dài với Enalapril sẽ làm giảm chứng phì đại, giảm triệu chứng và độ suy tim và làm tăng sức chịu đựng khi gắng sức.

Thuốc Korantrec được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Tăng huyết áp vô căn ở các mức độ khác nhau.
  • Tăng huyết áp do bệnh lý thận.
  • Tăng huyết áp kèm tiểu đường.
  • Các mức độ suy tim: Giúp cải thiện sự sống, làm chậm quá trình tiến triển suy tim, giảm số lần nhồi máu cơ tim.
  • Điều trị và phòng ngừa suy tim sung huyết.
  • Phòng tránh giãn tâm thất sau nhồi máu cơ tim.

Thuốc Korantrec chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Korantrec:

  • Trong thuốc Korantrec có lactose, nên bạn phải cho bác sĩ biết nếu không dung nạp một số loại đường.
  • Không dùng thuốc Korantrec trong khi mang thai.
  • Enalapril trong thuốc Korantrec qua được sữa mẹ, nhưng ảnh hưởng của thuốc lên trẻ bú mẹ chưa được xác định, vì vậy không dùng thuốc Korantrec khi cho con bú.
  • Đôi khi thuốc Korantrec gây choáng váng và mệt mỏi, vì vậy bạn nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Korantrec

Thuốc Korantrec được sử dụng bằng đường uống, uống thuốc cùng với một lượng nước vừa đủ. Có thể uống thuốc Korantrec trước hoặc sau bữa ăn, do thức ăn không làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc.

Liều dùng thuốc Korantrec cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Tăng huyết áp nguyên phát:
    • Liều khởi đầu thường dùng là 5mg, có thể tăng liều theo tùy theo mức độ tăng huyết áp, liều thuốc duy trì được xác định sau 2 – 4 tuần điều trị.
    • Liều duy trì hàng ngày thường từ 10 – 40mg, dùng mỗi ngày một lần hoặc chia làm hai lần.
    • Liều thuốc Korantrec tối đa là 40mg/ngày.
    • Nên bắt đầu dùng thuốc Korantrec từ liều thấp vì thuốc có thể gây triệu chứng hạ huyết áp, không sử dụng cùng lúc với các thuốc lợi tiểu.
  • Trường hợp suy thận:
    • Độ thanh thải creatinin 30 – 80ml/phút, sử dụng liều 5 – 10mg/ngày.
    • Độ thanh thải creatinin 10 – 30ml/phút, sử dụng liều 2,5 – 5mg/ngày.
  • Suy tim: Thường kết hợp với thuốc Digitalis và thuốc lợi tiểu, nên giảm liều thuốc lợi tiểu và uống trước khi dùng Korantrec. Dùng thuốc Korantrec với liều khởi đầu 2,5mg, có thể tăng dần đến liều điều trị, tuy nhiên cần phải được thực hiện dưới sự theo dõi cẩn thận của bác sĩ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Korantrec

Trong quá trình sử dụng thuốc Korantrec, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc, bao gồm:

  • Thiếu máu;
  • Thiếu máu bất sản;
  • Thiếu máu tán huyết;
  • Giảm bạch cầu trung tính;
  • Giảm hemoglobin;
  • Giảm haematocrit;
  • Giảm tiểu cầu;
  • Giảm bạch cầu hạt;
  • Ức chế tủy xương;
  • Giảm toàn thể tiểu cầu;
  • Bệnh bạch huyết;
  • Bệnh tự miễn;
  • Giảm glucose máu;
  • Nhức đầu;
  • Trầm cảm;
  • Lú lẫn;
  • Buồn ngủ;
  • Mất ngủ;
  • Bực bội;
  • Dị cảm;
  • Chóng mặt;
  • Những giấc mơ bất thường;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Mờ mắt;
  • Choáng váng;
  • Hạ huyết áp bao gồm cả hạ huyết áp tư thế;
  • Ngất;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Tai biến mạch máu não;
  • Tức ngực;
  • Loạn nhịp tim;
  • Đau thắt ngực;
  • Đánh trống ngực;
  • Hiện tượng Raynaud;
  • Ho;
  • Khó thở;
  • Chảy nước mũi;
  • Sưng họng;
  • Khàn giọng;
  • Co thắt phế quản/suyễn;
  • Thâm nhiễm phổi;
  • Viêm mũi;
  • Viêm phế nang dị ứng/sưng phổi ưa eosin;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Đau bụng;
  • Thay đổi vị giác;
  • Tắc ruột;
  • Viêm tụy;
  • Khó tiêu;
  • Táo bón;
  • Mất sự ngon miệng;
  • Kích ứng dạ dày;
  • Khô miệng;
  • Loét dạ dày;
  • Lở miệng;
  • Áp xe;
  • Viêm thanh môn;
  • Suy gan;
  • Viêm gan;
  • Ứ mật;
  • Nổi mẩn;
  • Quá mẫn;
  • Phù thần kinh mạch;
  • Ngứa;
  • Nổi mề đay;
  • Rụng tóc;
  • Hồng ban đa dạng;
  • Hội chứng Stevens-Johnson;
  • Chàm tróc vảy;
  • Bong biểu bì do nhiễm độc;
  • Đỏ da dạng pemphigoid;
  • Một phức hợp các triệu chứng được báo cáo bao gồm: Sốt, viêm mạch, viêm thanh mạc, đau cơ/viêm cơ, đau khớp/ viêm khớp, ANA dương tính, tăng bạch cầu, tăng bạch cầu ưa acid;
  • Suy gan;
  • Suy thận;
  • Protein niệu;
  • Thiểu niệu;
  • Bất lực;
  • Chứng to vú ở đàn ông;
  • Suy nhược;
  • Mệt mỏi;
  • Chuột rút;
  • Cơn bừng đỏ;
  • Ù tai;
  • Chóng mặt;
  • Sốt;
  • Tăng kali máu;
  • Tăng creatinin huyết tương;
  • Tăng ure máu;
  • Tăng natri máu;
  • Tăng men gan;
  • Tăng bilirubin huyết tương.

Nếu bạn nhận thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thuốc Korantrec, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Korantrec với các loại thuốc khác

Thuốc Korantrec có thể xảy ra tương tác khi sử dụng cùng với các loại thuốc sau:

Những thông tin cơ bản về thuốc Korantrec trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

63 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan