Công dụng thuốc Cymodo

Cymodo có thành phần chính là Cefpodoxim (tương ứng cefpodoxim proxetil 200mg), dạng bào chế viên nén bao phim. Tuân thủ chỉ định, liều dùng Cymodo sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

1. Cymodo là thuốc gì? Công dụng

Cymodo là thuốc kê đơn, thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn. Thành phần Cefpodoxim trong thuốc Cymodo vốn là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng với nhiều vi khuẩn gram (-) và vi khuẩn gram (+).

Khi hấp thụ vào cơ thể, Cefpodoxim sẽ ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn. Kết quả là tế bào vi khuẩn sẽ ly giải và chết. Cefpodoxim sẽ có tác dụng tốt hơn nếu có mặt enzyme beta-lactamase.

Thuốc Cymodo có công dụng điều trị các cầu khuẩn gram dương như liên cầu, phế cầu, tụ cầu...Đồng thời, loại thuốc này cũng có tác dụng với các cầu khuẩn gram âm, trực khuẩn gram dương và gram âm.

Nhìn chung, Cymodo có tác dụng hầu hết với các loại vi khuẩn sau invitro và các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới hoặc bệnh lậu,...

2. Chỉ định của thuốc Cymodo

Thuốc Cymodo-200 được chỉ định trong trường hợp:

  • Điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn ở đường hô hấp dưới như: Viêm phổi mắc phải cộng đồng, viêm phế quản mạn tính.
  • Điều trị viêm tai giữa cấp.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu từ nhẹ đến vừa.
  • Điều trị bệnh lậu cấp ở hậu môn trực tràng hoặc nội mạc tử cung của nữ.
  • Điều trị lậu ở niệu đạo ở cả nam và nữ chưa có biến chứng.
  • Điều trị nhiễm khuẩn chưa có biến chứng ở da.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Cymodo

Thuốc Cymodo chống chỉ định với:

  • Người bị quá mẫn với thành phần cefpodoxim và các hoạt chất có trong thuốc.
  • Người bị quá mẫn với thành phần penicillin hoặc kháng sinh nhóm beta-lactam.
  • Trẻ sơ sinh dưới 15 ngày tuổi.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Cymodo

Cách dùng: Thuốc Cymodo dùng bằng đường uống, có thể cùng hoặc không cùng thức ăn. Người bệnh nên nuốt toàn bộ viên thuốc Cymodo. Bẻ, nhai hoặc nghiền nát thuốc Cymodo có thể làm gia tăng các tác dụng phụ.

Liều dùng:

Đối với người lớn và trẻ trên 13 tuổi:

  • Điều trị các đợt cấp của viêm phế quản mạn và viêm phổi thể nhẹ: Uống 1 viên/ lần x 2 lần/ngày. Mỗi đợt điều trị thường kéo dài từ 10-14 ngày.
  • Điều trị bệnh viêm họng hoặc viêm amidan: Uống 1⁄2 viên/ lần x 2 lần/ ngày. Mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ 5-7-10 ngày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn da: Uống 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày. Mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ 7-14 ngày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng: Uống 1⁄2 viên/ lần x 2 lần/ ngày. Mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ 7 ngày.
  • Điều trị bệnh lậu không biến chứng: Uống 1 viên duy nhất, Sau đó điều trị bằng doxycyclin uống để phòng ngừa cả nhiễm vi khuẩn Chlamydia.

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi:

  • Điều trị bệnh viêm tai giữa cấp: 5mg/ kg thể trọng/ lần (tối đa 200mg/ ngày) x 2 lần.
  • Điều trị bệnh viêm phế quản/ viêm amidan thể nhẹ và vừa: Uống 5mg/ kg/ lần (tối đa 100mg) x 2 lần/ ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 5-10 ngày.

Đối với trẻ em trên 9 tuổi:

  • Liều 1⁄2 viên/lần x2 lần/ ngày.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Cymodo:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Cymodo thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Cymodo đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Cymodo quá liều thì có thể xảy ra tình trạng nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau thượng vị...Người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cymodo

Khi dùng thuốc Cymodo, người bệnh có thể gặp tác dụng không mong muốn như:

  • Thường gặp: Đau đầu, buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy, phát ban, nổi mày đay, ngứa.
  • Ít gặp: Sốt, phát ban, phản ứng phản vệ, viêm gan, rối loạn enzym gan, vàng da ứ mật.
  • Hiếm gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn về máu, viêm thận kẽ, tăng hoạt động, mất ngủ, bị kích thích, lú lẫn, hoa mắt chóng mặt.

Nếu gặp phải triệu chứng trên thì cần ngừng sử dụng thuốc Cymodo và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

6. Tương tác của thuốc Cymodo

Cymodo có thể xảy ra phản ứng tương tác thuốc nếu kết hợp cùng với thuốc kháng acid.

7. Lưu ý khi dùng thuốc Cymodo

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cymodo cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cymodo cho người bị suy gan, suy thận nặng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn dùng thuốc Cymodo.
  • Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Cymodo có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Cymodo, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Cymodo điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan