Công dụng thuốc Clarisol-250

Thuốc Clarisol-250 là thuốc kháng sinh kê đơn được chỉ định trong một số trường hợp nhiễm khuẩn với các loại vi khuẩn nhạy cảm. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Clarisol-250, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về thuốc Clarisol-250 trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Clarisol-250 là gì?

1.1. Thuốc Clarisol-250 là thuốc gì?

Thuốc Clarisol-250 là loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc Clarisol-250 có thành phần chính Clarithromycin.

Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, và đóng gói dạng hộp 1 vỉ 10 viên

1.2. Thuốc Clarisol-250 có tác dụng gì?

Chỉ định sử dụng của thuốc Clarisol-250

Thuốc Clarisol-250 được chỉ định để điều trị các trường hợp sau:

  • Viêm tai giữa, viêm amidan, viêm xoang cấp và viêm phế quản mạn có đợt cấp, da và mô mềm.
  • Viêm phổi do Legionella và Mycoplasma pneumoniae, giai đoạn đầu của ho gà, bạch hầu và nhiễm khuẩn cơ hội do Mycobacterium.
  • Phối hợp để tiệt trừ Helicobacter pylori ở trong loét dạ dày tá tràng.

Chống chỉ định sử dụng của thuốc Clarisol-250:

Thuốc Clarisol-250 chống chỉ định điều trị trong những trường hợp sau:

  • Clarithromycin chống chỉ định trên những người bệnh có tiền sử về tăng mẫn cảm với các kháng sinh thuộc nhóm macrolid.
  • Không nên cho dùng clarithromycin kèm với các dẫn chất của ergot.
  • Chống chỉ định sử dụng clarithromycin với tất cả những loại thuốc sau đây: cisaprid, terfenadine, pimozide. Nồng độ cisaprid, terfenadine và pimozide tăng đã được báo cáo ở những người bệnh dùng đồng thời cả hai loại thuốc. Điều này có thể sẽ gây kéo dài thời gian QT và bị rối loạn nhịp kể cả nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh và rung thất.
  • Thời điểm có thai và lúc đang nuôi con bú: Tính an toàn của clarithromycin khi dùng trong lúc mang thai và khi đang nuôi con bằng sữa mẹ vẫn chưa được xác minh. Vì vậy, không nên sử dụng Clarisol-250 khi đang mang thai hoặc cho con bú, trừ khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ. Ở một vài công trình nghiên cứu ở trên súc vật gợi ý tác dụng và độc tính ở trên phôi nhưng chỉ ở các liều có độc tính rõ ràng đối với người mẹ. Hiện không tìm thấy clarithromycin có trong sữa của những loài súc vật khi đang cho con bú và ở trong sữa mẹ.

2. Cách sử dụng của thuốc Clarisol-250

2.1. Cách dùng thuốc Clarisol-250

Thuốc Clarisol 250 được sử dụng với những cách sau đây:

  • Tiêm tĩnh mạch chậm: pha loãng 50 mg ranitidin ở trong 20 ml dung dịch (dextrose 5, natri clorid 0,9, natri clorid 0,18 và dextrose 4,2, natri bicarbonat 4, và dung dịch Hartmann).
  • Truyền tĩnh mạch: liều dùng là 25mg trên 1 giờ.
  • Tiêm bắp: Dùng 50 mg (trong 2ml dung dịch nước)

2.2. Liều dùng của thuốc Clarisol-250

Người lớn

  • Liều thường được dùng là 250 mg x mỗi ngày 2 lần trong vòng 7 ngày hoặc là 500 mg dạng phóng thích và có điều chỉnh 1 lần trên ngày.
  • Trong các trường hợp bị nhiễm trùng nặng thì có thể tăng đến 500 mg mỗi ngày 2 lần hoặc là 1000 mg dạng phóng thích có điều chỉnh 1 lần trên ngày và sử dụng kéo dài đến 14 ngày.

Trẻ em

  • Trẻ em trên 12 tuổi: Có thể sử dụng thuốc như liều ở người lớn.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Sử dụng thuốc dạng nhũ tương dành cho trẻ em: Liều hàng ngày sử dụng đối với trẻ em là 7,5 mg trên kg, mỗi ngày nên uống 2 lần cho tới liều tối đa là 500 mg. Thời gian điều trị bình thường là 7 đến 10 ngày tùy theo những chủng gây bệnh và chuyển biến nặng hay nhẹ. Điều trị bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn phải ít nhất là 10 ngày. Truyền dịch đã chuẩn bị có thể sẽ dùng kèm hoặc là không kèm cùng với bữa ăn.

Diệt trừ H. pylori ở những người bệnh bị loét tá tràng

  • Người lớn: Liều clarithromycin bình thường dùng là 500 mg, mỗi ngày 2 lần trong vòng 7 ngày. Thuốc cần được sử dụng kèm với omeprazole 40 mg và uống 2 lần vào mỗi ngày.
  • Người già: Dùng thuốc như liều ở người lớn.
  • Bệnh suy thận: Thông thường sẽ không cần điều chỉnh liều, trừ khi người bệnh suy thận bị nặng (độ thanh thải của creatinin dưới 30ml trên phút). Nếu khi cần chỉnh liều thì nên giảm một nửa tổng liều trong mỗi ngày, ví dụ khoảng 250 mg mỗi ngày 1 lần hay là 250 mg mỗi ngày 2 lần trong những trường hợp nặng.

Xử lý khi quên liều:

Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.

Xử trí khi quá liều:

Các nghiên cứu về quá liều chưa được báo cáo.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Clarisol-250

  • Clarithromycin sẽ được bài tiết chủ yếu qua thận và gan. Nên thật lưu ý khi sử dụng kháng sinh này trên những người bệnh bị suy chức năng gan hay thận.
  • Việc sử dụng thuốc clarithromycin kéo dài, và lặp lại có thể sẽ gây nên sự phát triển của nấm hoặc là vi khuẩn sẽ không còn nhạy với thuốc. Nếu như xảy ra bội nhiễm, thì nên ngừng clarithromycin và tiến hành việc trị liệu thích hợp.
  • Trên một vài người, vi khuẩn H. pylori có thể trở nên đề kháng clarithromycin.
  • Giống như những kháng sinh macrolid khác, việc sử dụng clarithromycin ở những bệnh nhân uống đồng thời với những thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống sắc tố tế bào P450 có thể làm tăng nồng độ những thuốc đó trong huyết thanh.

Thời kỳ có thai:

Trong thời gian đang mang thai, chỉ nên dùng Clarithromycin khi mà thật cần thiết, và phải theo dõi thật cẩn thận.

Thời kỳ cho con bú:

Cần thật lưu ý khi dùng thuốc Clarithromycin cho người đang cho con bú.

4. Tác dụng phụ của thuốc Clarisol-250

  • Nhìn chung thì clarithromycin được dung nạp rất tốt. Các tác dụng phụ được báo cáo bao gồm buồn nôn, bị khó tiêu, nôn, tiêu chảy và đau bụng. Viêm thanh môn và viêm miệng, nổi hạt ở miệng đã được báo cáo. Các tác dụng phụ khác bao gồm như bị nhức đầu, các phản ứng dị ứng từ chứng nổi mề đay và bị phát ban nhẹ ở da cho đến những phản vệ, và hiếm hơn là hội chứng Stevens/Johnson.
  • Triệu chứng rối loạn vị giác có thể sẽ xảy ra. Mất màu ở lưỡi có hồi phục gặp trong các thử nghiệm lâm sàng khi cho thuốc clarithromycin và thuốc omeprazole dùng kèm nhau.
  • Có các báo cáo về các tác dụng phụ thoáng qua ở trên hệ thần kinh trung ương bao gồm lo lắng, mất ngủ, chóng mặt, bị ảo giác, ác mộng, loạn tâm thần, và lú lẫn, tuy vậy vẫn chưa xác định được các mối tương quan nhân quả. Có các báo cáo về việc mất khả năng nghe khi đang dùng clarithromycin thường sẽ hồi phục khi ngưng thuốc.
  • Bệnh viêm đại tràng giả mạc được ghi nhận là hiếm gặp khi dùng clarithromycin và có thể sẽ từ nhẹ cho đến đe dọa đến sinh mạng. Giống như các macrolid khác, thì rối loạn chức năng gan đã được ghi nhận thường là có thể hồi phục gồm các thử nghiệm chức năng gan bị thay đổi, và viêm gan hay mật có hoặc là không có chứng vàng da đi kèm. Việc rối loạn chức năng có thể sẽ trầm trọng và suy gan gây ra tử vong được ghi nhận rất hiếm.

5. Tương tác thuốc Clarisol-250

  • Clarithromycin được chứng minh là không có tác dụng tương hỗ với các thuốc ngừa thai uống.
  • Giống như các thuốc kháng sinh macrolid khác, việc sử dụng clarithromycin đồng thời với uống những thuốc mà được hóa bởi hệ thống cytochrome P450 (ví dụ như warfarin, và những alkaloid của ergot, lovastatin, triazolam, phenytoin, disopyramide, và cyclosporin) có thể sẽ làm tăng nồng độ của những thuốc đó ở trong huyết thanh. Sử dụng clarithromycin cho những người bệnh đang dùng theophylline làm tăng nồng độ theophylin có trong huyết thanh và cả độc tính tiềm tàng của theophylline.
  • Việc sử dụng thuốc clarithromycin trên những người bệnh đang dùng warfarin có thể làm tăng hiệu lực các tác dụng của warfarin. Nên thường xuyên phải theo dõi thời gian prothrombin ở những người bệnh này.
  • Hiệu quả của digoxin có thể sẽ tăng khi dùng đồng thời thuốc với Klacid. Nên cần theo dõi nồng độ digoxin ở trong huyết thanh.
  • Thuốc Clarithromycin có thể sẽ làm tăng hiệu lực của carbamazepine do là làm giảm tốc độ bài tiết.
  • Các macrolid được ghi nhận là có thể làm thay đổi chuyển hóa của terfenadine, gây ra tăng nồng độ của terfenadine. Tình trạng này sẽ đi kèm với chứng rối loạn nhịp tim và do vậy nên tránh chỉ định clarithromycin cho những người bệnh đang dùng terfenadine và bất kỳ các kháng histamin không gây ra ngủ có liên quan như astemizole.
  • Việc sử dụng đồng thời thuốc clarithromycin với zidovudine cho những người bệnh người lớn bị nhiễm HIV, và có thể làm giảm nồng độ của zidovudine ở trạng thái bền. Phần lớn là có thể tránh tình trạng này bằng cách bố trí các liều Klacid, và zidovudine chéo nhau khoảng 1 đến 2 giờ. Không ghi nhận là phản ứng giống như vậy ở những trẻ em.
  • Mặc dù là nồng độ trong huyết tương của thuốc clarithromycin và omeprazole có thể sẽ tăng khi cho cùng một lúc, nhưng mà không cần phải chỉnh liều lượng. Nồng độ của clarithromycin có trong huyết tương tăng, và có thể cũng xảy ra khi được sử dụng đồng thời với thuốc Maalox hay là ranitidine và không cần phải điều chỉnh đến liều lượng.

6. Cách bảo quản thuốc Clarisol-250

  • Thuốc Clarisol-250 nên được giữ ở trong hộp kín, và xa ngoài tầm với của trẻ em.
  • Cần bảo quản ở trong nhiệt độ phòng, những nơi khô ráo, nên tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp vào thuốc.
  • Không nên để đông lạnh thuốc ở dạng hỗn dịch, và loại bỏ thuốc sau 14 ngày nếu không sử dụng nữa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

240 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan