Công dụng thuốc Cefazoline 400 mg

Thuốc Cefazoline là thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus và nấm, chống nhiễm khuẩn nên được chỉ định trong nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn răng miệng, một số trường hợp nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn đường mật,... Vậy sử dụng thuốc Cefazoline như thế nào?

1. Tác dụng của thuốc Cefazoline 400mg

Thuốc Cefazoline thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus, chống nhiễm khuẩn, có tác dụng trong điều trị những trường hợp như:

  • Nhiễm khuẩn tai mũi họng, phổi, phế quản, tiết niệu sinh dục
  • Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim
  • Nhiễm khuẩn ngoài da, răng miệng, xương khớp và thanh mạc
  • Một số trường hợp nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc
  • Một số trường hợp nhiễm khuẩn đường mật và tiết niệu sinh dục
  • Điều trị dự phòng trong phẫu thuật có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu phẫu ở những bệnh nhân đang trải qua những phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hoặc phẫu thuật ở những vị trí có thể xảy ra nhiễm khuẩn hậu phẫu được biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Cefazoline. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2. Cách sử dụng thuốc Cefazoline 400mg

Thuốc Cefazoline 400g được bào chế dưới dạng bột pha tiêm với hàm lượng 400mg, do vậy có thể tiêm bắp sâu hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch từ 3-5 phút hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Pha thuốc theo hướng dẫn, có thể pha loãng với 50-100ml với nước muối 0,9% hoặc nước cất, sau đó lắc mạnh lọ thuốc. Liều lượng sử dụng thuốc sẽ dựa trên tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh.

  • Đối với người lớn liều thông thường là 0,5 - 1 gram, tiêm cách 6-12 giờ/lần. Liều lượng tối đa thường được sử dụng là 6 gram/ngày, mặc dù trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe dọa tới tính mạng đã được sử dụng tới 12gram/ngày.
  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi liều dùng là 20mg/kg, tiêm cách 8-12 giờ/lần. Vì tính an toàn của thuốc đối với trẻ đẻ non dưới 1 tháng tuổi chưa có đầy đủ dữ liệu nghiên cứu, do đó không khuyến cáo sử dụng Cefazoline cho trẻ dưới 1 tháng.
  • Trẻ em trên 1 tháng tuổi có thể sử dụng với liều lượng 25-50mg/kg/ngày chia làm 3-4lần/ngày. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng, liều dùng có thể tăng lên tối đa là 100mg/kg/ngày chia làm 4 lần/ngày.
  • Đối với trường hợp nhiễm khuẩn trong phẫu thuật, tiêm với liều 1 gram trước khi phẫu thuật 0,5-1 giờ. Đối với phẫu thuật kéo dài tiêm tiếp liều 0,5-1gram trong quá trình phẫu thuật. Sau phẫu thuật tiêm với liều lượng từ 0,5-1gram tiêm cách 6-8 giờ/lần trong 24 giờ hoặc trong 5 ngày ở một số trường hợp như mổ tim hở và ghép cấy các bộ phận chỉnh hình.
  • Đối với người suy thận thì cần giảm liều, tuy nhiên mức giảm có nhiều khuyến cáo khác nhau và có thể sử dụng bằng cách:
    • Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin 55ml/phút thì sử dụng liều thông thường
    • Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin 35-54ml/phút, sử dụng liều thông thường với thời gian giữa hai liều kéo dài ít nhất 8 giờ.
    • Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin 11-34ml/phút sử dụng 1⁄2 liều thông thường với thời gian khoảng 12 giờ/lần.
    • Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin 10ml/phút, sử dụng 1⁄2 liều thông thường với thời gian khoảng 18-24 giờ/lần.

Để sử dụng thuốc an toàn, hãy sử dụng thuốc Cefazoline theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Sử dụng thuốc Cefazoline thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện hay tình trạng bệnh không thuyên giảm. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.

3. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Cefazoline

Thuốc Cefazoline có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong và thường gặp có thể kể đến như:

  • Phản ứng tại chỗ: sưng đau vị trí tiêm, viêm tắc tĩnh mạch
  • Hoại tử biểu bì nhiễm độc
  • Ban mụn mủ phát triển toàn thân
  • Giảm bạch cầu trung tính hoặc mất bạch cầu hạt. Những trường hợp này đều xảy ra do các liều tích lũy cao trong một đợt điều trị.
  • Thiếu máu tán huyết miễn dịch trong quá trình điều trị với liều cao.

Trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Cefazoline mang lại. Khi dùng Cefazoline vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. Do vậy, khi có biểu hiện những triệu chứng bất thường, đặc biệt là khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với những dấu hiệu kèm theo như chóng mặt nghiêm trọng, khó thở, phát ban,... người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Cefazoline

Một số lưu ý khi sử dụng Cefazoline bao gồm:

  • Thông báo tiền sử dị ứng với Cefazoline phản ứng quá mẫn với bất kỳ dị ứng nào khác. Cefazoline có thể chứa các thành phần của thuốc không hoạt động và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.
  • Thông báo các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng, các loại thực phẩm, thuốc nhuộm hay chất bảo quản.
  • Chống chỉ định dùng Cefazoline với người bệnh
  • Một số trường hợp đã ghi nhận Cefazoline gây cản trở việc tổng hợp yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Do vậy, cần lưu ý theo dõi thời gian chảy máu ở bệnh nhân có nguy cơ tiền sử chảy máu, giảm tiểu cầu hoặc sử dụng những thuốc có ảnh hưởng tới chức năng tiểu cầu.
  • Lưu ý sử dụng thuốc Cefazoline cho bệnh nhân suy thận, rối loạn chức năng gan hay có tiền sử bệnh dạ dày ruột và thiếu dinh dưỡng, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Tỷ lệ bị dị ứng chéo giữa penicilin và cephalosporin trong những trường hợp có tiền sử bị phản vệ do penicilin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE, do vậy cần tránh sử dụng Cefazoline cho những trường hợp này.
  • Do thuốc Cefazoline có hai dị vòng ở vị trí 3 và 7 và là một dẫn xuất tetrazol có biểu hiện giống với phenyltetrazol gây ra co giật, nên rất có khả năng thuốc Cefazoline gây ra cơn động kinh. Một số trường hợp đã ghi nhận được bị ngộ độc thần kinh với Cefazoline sau khi sử dụng thuốc đường não thất và toàn thân.
  • Trên động vật, Cefazoline là một loại cephalosporin đứng vị trí thứ hai về gây độc hại thận và gây thương tổn tương tự như cephaloridin, tuy nhiên còn chưa biết rõ được mối liên quan về tính độc hại này trên con người.
  • Nếu có phản ứng dị ứng với thuốc Cefazoline thì cần dừng ngay lập tức và xử trí bằng các thuốc thường dùng như adrenalin hoặc các amin co mạch, corticosteroid, kháng histamin.
  • Sử dụng thuốc Cefazoline dài ngày có thể làm phát triển quá mức các loại vi khuẩn không nhạy cảm.
  • Theo dõi bệnh nhân cẩn thận trong quá trình điều trị để phòng ngừa bội nhiễm.
  • Việc sử dụng Cefazoline qua đường tiêm vào dịch não tủy chưa được chấp nhận, và đã có những báo cáo về biểu hiện nhiễm độc nặng trên thần kinh trung ương kể cả những cơn co giật khi tiêm Cefazoline theo đường này.
  • Trong thời kỳ mang thai có những nghiên cứu về khả năng sinh sản trên chuột nhắt, thỏ và chuột cống với liều cao gấp 25 lần liều dùng cho người không cho thấy dấu hiệu tổn thương khả năng sinh sản hoặc có hại cho bào thai. Do vậy, Cefazoline có thể được xem như sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai và có thể tiêm tĩnh mạch 2gram cách 8 giờ/lần, để điều trị viêm thận, viêm bể thận cho người mang thai trong nửa cuối thai kỳ. Mặc dù chưa có tác dụng có hại trên bào thai, nhưng cũng chưa có đầy đủ nghiên cứu và kiểm soát chặt chẽ trên người mang thai. Vì vậy, chỉ nên sử dụng thuốc Cefazoline cho phụ nữ có thai khi thật sự cần thiết.
  • Trong thời kỳ cho con bú, nồng độ Cefazoline trong sữa mẹ tuy thấp nhưng vẫn có 3 vấn đề tiềm tàng có thể xảy ra ở trẻ bú mẹ như sự thay đổi của hệ vi khuẩn đường ruột, tác dụng trực tiếp lên trẻ đang bú, kháng sinh đồ ở trẻ bị sốt bị nhiễu. Do vậy cần quan sát chứng ỉa chảy, tưa lưỡi do nấm candida và tình trạng nổi ban ở trẻ bú sữa của mẹ đang sử dụng thuốc Cefazoline.
  • Đối với bệnh nhân suy thận cần phải giảm liều và theo dõi sát chức năng thận và công thức máu, đặc biệt trong trường hợp điều trị liều cao và dài ngày. Nếu người bệnh bị phản ứng dị ứng quá mẫn cần phải dừng sử dụng Cefazoline tiến hành những biện pháp hỗ trợ như duy trì thông khí và sử dụng oxygen, epinephrin và tiêm tĩnh mạch steroid.
  • Những trường hợp bị viêm đại tràng màng giả thể nhẹ thường phải dừng thuốc, những trường hợp thể vừa và nặng cần lưu ý cho sử dung dịch và chất điện giải, bổ sung protein và điều trị kháng sinh có tác dụng lâm sàng điều trị viêm đại tràng do clostridium difficile.

Nếu bạn quên sử dụng một liều thuốc Cefazoline, hãy thông báo cho nhân viên y tế ngay lập tức để được bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống hoặc tiêm thuốc như lịch trình ban đầu. Không được sử dụng với lượng thuốc nhiều hơn so với phác đồ điều trị. Sử dụng thuốc quá liều Cefazoline hoặc nuốt phải có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, nôn, đau bụng, khó thở, ngất đi,...

5. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Cefazoline, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào.

Một số loại thuốc có thể gây tương tác với Cefazoline bao gồm:

6. Cách bảo quản thuốc Cefazoline

Bảo quản thuốc Cefazoline với dạng bột pha tiêm ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ C, tránh ánh sáng và tránh những nơi ẩm ướt. Không bảo quản Cefazoline ở nơi ẩm thấp hay trong ngăn đá, tránh xa nguồn nhiệt và ngọn lửa. Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Cefazoline trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Để thuốc Cefazoline tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi trong gia đình. Khi thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc đã bị hỏng không thể dùng được nữa hãy vứt bỏ và xử lý thuốc đúng quy trình. Không được tự ý vứt thuốc Cefazoline vào môi trường như đường ống dẫn nước hoặc toilet trừ khi có yêu cầu. Hãy tham khảo thêm ý kiến của công ty môi trường xử lý rác thải hoặc dược sĩ về cách tiêu hủy thuốc Cefazoline an toàn để giúp bảo vệ môi trường.

Tóm lại, thuốc Cefazoline có tác dụng trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn răng miệng, một số trường hợp nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn đường mật,... Tuy nhiên, Cefazoline có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc, vì vậy hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để giảm nguy cơ mắc tác dụng không mong muốn và đồng thời làm tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

441 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Ziusa
    Công dụng thuốc Ziusa

    Thuốc Ziusa với thành phần chính là Azithromycin 600mg dưới dạng Azithromycin TM granules 7,5% w/w. Thuốc được chỉ định điều trị những người bệnh mắc nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Dưới đây là một số ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • sansvigyl
    Công dụng thuốc Sansvigyl

    Thuốc Sansvigyl là một kháng sinh kết hợp giữa Acetylspiramycin và Metronidazol. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng và một số nhiễm khuẩn khác.

    Đọc thêm
  • nexcix
    Công dụng thuốc Nexcix

    Thuốc Nexcix được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần gồm Spiramycin và Metronidazol. Thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng nhiễm trùng răng miệng.

    Đọc thêm
  • Pidazol
    Công dụng thuốc Pidazol

    Pidazol là thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cấp và mãn tính hoặc tái phát, phòng ngừa nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật răng miệng. Việc sử dụng thuốc Pidazol theo đúng chỉ định của bác sĩ ...

    Đọc thêm
  • Bantako
    Công dụng thuốc Bantako

    Thuốc Bantako thuộc nhóm kháng sinh Macrolid, chứa thành phần chính là Spiramycin, hàm lượng 750000IU, bào chế dạng viên nén bao phim, đóng gói mỗi vỉ 10 viên. Thuốc hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng ...

    Đọc thêm