Công dụng thuốc Caflaamtil

Caflaamtil thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid và được bào chế ở dạng dung dịch tiêm. Thành phần chính của thuốc Caflaamtil là Diclofenac, được chỉ định trong điều trị viêm khớp mãn tính, viêm khớp tinh thể...Trong quá trình điều trị bằng thuốc Caflaamtil có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau thượng vị, buồn nôn và nôn... Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi sử dụng.

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Caflaamtil

Thành phần chính của thuốc Caflaamtil là Diclofenac, có tác động khởi phát nhanh chóng, thích hợp trong điều trị các triệu chứng đau và viêm cấp tính. Ngoài ra, hợp chất này cũng có tác dụng ức chế sinh tổng hợp prostaglandin - giữ vai trò lớn trong gây viêm, đau và sốt.

Hợp chất Diclofenac còn được chứng minh có tác động giảm đau mạnh trong những cơn đau từ trung bình đến trầm trọng. Trường hợp có viêm, chẳng hạn như viêm do chấn thương có thể được can thiệp bằng phẫu thuật, thì thuốc Caflaamtil có thể làm giảm nhanh chóng chứng đau tự nhiên và đau do vận động. Từ đó, giúp giảm tình trạng phù nề ở vết thương.

Ngoài ra, hợp chất này còn giúp giảm nhức đầu, cải thiện các triệu chứng buồn nôn đi kèm với đau đầu.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Caflaamtil

  • Thuốc Caflaamtil được chỉ định trong điều trị dài hạn với các triệu chứng như viêm khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp, viêm cứng khớp cột sống hoặc trong các hội chứng liên kết như chứng Fiessiger leroy reiter và thấp khớp trong bệnh vẩy nến và các bệnh cứng khớp gây đau cho người bệnh và làm mất khả năng làm việc.
  • Thuốc Caflaamtil còn được chỉ định trong điều trị các triệu chứng ngắn hạn của các cơn đau cấp tính với bệnh thấp khớp và tổn thương cấp tính sau chấn thương của hệ vận động với các tình trạng viêm khớp quanh khớp vai cẳng tay, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm màng hoạt dịch, viêm gân bao hoạt dịch.
  • Ngoài ra, thuốc Caflaamtil còn có tác dụng trong viêm khớp vi tình tễ, đau thắt lưng, đau rễ thần kinh nặng, các cơn thống phong cấp tính, cơn đau quặn thận, mất.
  • Thuốc Caflaamtil còn có thể được chỉ định trong giảm đau do phẫu tiểu phẫu, phẫu thuật miệng, cắt amidan, chấn thương, đau bụng kinh, viêm nhiễm tai mũi họng.
  • Tuy nhiên Caflaamtil cũng chống chỉ định với người bệnh quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, các loại thuốc chống viêm khác, aspirin, người bệnh mắc loét dạ dày tiến triển, người bệnh bị hen, co thắt phế quản, chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc những người mang kính áp tròng, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú.

3 Liều lượng và các thức sử dụng thuốc Caflaamtil

Thuốc Caflaamtil được sử dụng bằng tiêm bắp sâu và chậm. Liều thông thường sử dụng là tiêm 1 ống dung tích 75ml một ngày 1 lần. Trường hợp người bệnh nặng hơn thì có thể tiêm 1 ống 75ml và ngày 2 lần. Nếu cần thiết người bệnh vẫn cần được bổ sung thêm thuốc Caflaamtil liều uống 50mg/ ngày. Và sau đó, tiếp tục điều trị bằng đường uống.

Cần lưu ý: Liều điều trị Caflaamtil khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Caflaamtil, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Caflaamtil

Thuốc Caflaamtil có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp tác dụng phụ của thuốc Caflaamtil có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Tác dụng phụ của thuốc Caflaamtil được báo cáo có thể xảy ra liên quan đến điều trị là viêm tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối. Các phản ứng phụ toàn thân trên lâm sàng hay gặp có thể đều liên quan đến thành phần của thuốc Caflaamtil với những dấu hiệu như ngứa, mề đay, sốt, buồn nôn, nôn, nấm miệng, viêm tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch huyết khối sau tiêm tĩnh mạch, đau và viêm tại vị trí tiêm,... Một số trường hợp có thể xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm: Xuất huyết tiêu hoá, viêm niêm mạc miệng, rối loạn thị giác, giảm thính giác, suy thận cấp, tăng aminotransferase, đánh trống ngực, cao huyết áp và suy tim sung huyết...

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Caflaamtil:

  • Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Caflaamtil. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng thuốc Caflaamtil từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc Caflaamtil có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Caflaamtil người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...
  • Sử dụng thuốc Caflaamtil cần lưu ý khi các các biểu hiện dị ứng với thuốc Caflaamtil. Đồng thời người bệnh cần báo bác sĩ để có thể điều trị kịp thời các phản ứng tác dụng phụ của thuốc.
  • Thuốc Caflaamtil có tương tác với các loại thuốc khác như Lithium, digozin, lợi niệu, kháng đông, methotrexate.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Caflaamtil, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Caflaamtil là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

189 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan