Công dụng thuốc Blacetyl

Blacetyl với thành phần chính là Acetylcysteine, còn được gọi là N -acetylcysteine ​​(NAC ). Đây là một loại thuốc được sử dụng để điều trị quá liều acetaminophen và làm lỏng chất nhầy đặc ở những người bị rối loạn phế quản phổi mãn tính như viêm phổi và viêm phế quản.

1. Blacetyl là thuốc gì?

Blacetyl có thành phần chính là Acetylcystein 200mg, nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Blacetyl được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp như sau:

  • Blacetyl dùng làm thuốc giải độc trong trường hợp người bệnh sử dụng quá liều paracetamol.
  • Blacetyl sử dụng tại chỗ trong điều trị hội chứng khô mắt nguyên nhân do bị mắc bệnh viêm kết giác mạc khô và hội chứng Sjogren với biểu hiện có tiết chất nhầy.
  • Có công dụng làm tiêu chất nhầy trong bệnh nhầy nhớt (mucoviscidosis) hoặc điều trị các bệnh lý hô hấp có đờm nhầy quánh như trong viêm phế quản cấp và mạn tính.
  • Blacetyl còn được sử dụng để điều trị lactobezoar ở trẻ sơ sinh

2. Liều lượng và cách dùng

Cách dùng:

Blacetyl được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dung dịch và sử dụng qua đường uống hoặc đường tiêm tùy thuộc vào mục đích điều trị. Chẳng hạn như:

Với mục đích để làm tiêu chất nhầy, có thể sử dụng thuốc trực tiếp hoặc nhỏ vào khí quản dung dịch acetylcystein 10 - 20%. Nếu dùng làm thuốc giải độc trong trường hợp sử dụng quá liều paracetamol, có thể dùng dung dịch acetylcystein 5% đường uống. Cũng có thể dùng đường tiêm nhỏ giọt tĩnh mạch để điều trị quá liều paracetamol.

Thuốc nhỏ mắt acetylcystein 5% dùng tại chỗ để làm giảm nhẹ các triệu chứng do thiếu màng mỏng nước mắt.

Liều lượng:

Sử dụng trong điều trị khô mắt có tiết chất nhầy bất thường: Dùng acetylcystein tại chỗ, dưới dạng dung dịch 5% cùng với hypromellose, nhỏ 1 đến 2 giọt, 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Sử dụng trong điều trị giải độc quá liều paracetamol bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch hoặc uống:

Tiêm truyền tĩnh mạch: Đối với người lớn liều đầu tiên áp dụng mức liều lượng 150 mg /kg thể trọng, dưới dạng dung dịch 20% trong 200 ml glucose 5%, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút, tiếp theo, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 50 mg/kg trong 500ml glucose 5%, trong 4 giờ tiếp theo và sau đó 100 mg/kg trong 1 lít glucose 5% truyền trong 16 giờ tiếp theo.

Với trẻ em: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Sử dụng thuốc uống: Liều thuốc trong thời gian đầu điều trị là 140 mg/kg, dùng dung dịch 5%; liều thuốc tiếp theo cách 4 giờ uống dùng một lần sử dụng liều 70 mg/kg thể trọng.

Lưu ý: Blacetyl được dùng rất hiệu quả khi sử dụng thuốc trong vòng 8 giờ sau khi bị quá liều paracetamol, nhưng dần dần hiệu quả bảo vệ sẽ bị giảm đi theo thời gian. Nếu bắt đầu điều trị chậm hơn 15 giờ thì việc uống Blacetyl không còn hiệu quả.

Chống chỉ định:

  • Tuyệt đối không dùng thuốc với người bệnh có tiền sử mắc bệnh hen do làm tăng nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein hoặc người bị suy tim sung huyết.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân bị dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn với thành phần acetylcystein

3. Quá liều và cách xử lý

Biểu hiện: Khi bệnh nhân dùng quá liều lượng thuốc cho phép, có thể xuất hiện một số các triệu chứng như nôn, buồn nôn, co thắt phế quản, phù mạch quanh hốc mắt và hạ huyết áp. Nghiêm trọng hơn đã có báo cáo ghi nhận trường hợp tử vong ở người bệnh bị quá liều acetylcystein trong khi đang điều trị nhiễm độc paracetamol.

Cách xử lý: Điều trị bệnh nhân bằng các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Với trường hợp nhiễm độc nặng hơn có thể áp dụng phương pháp thẩm tách máu nhằm loại bỏ một số acetylcysteine ​​khỏi tuần hoàn của cơ thể.

4. Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ đối với công thức uống acetylcysteine ​​đã được báo cáo bao gồm có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, phát ban và sốt.

Các tác dụng phụ đối với thuốc acetylcysteine ​​dạng hít bao gồm các biểu hiện như buồn nôn, nôn, viêm miệng , sốt, đau bụng kinh, buồn ngủ, nổi váng, tức ngực và co thắt phế quản.

Các phản ứng phụ được báo cáo phổ biến nhất đối với thuốc dạng tiêm tĩnh mạch của acetylcysteine ​​là phát ban, mày đay và ngứa . Theo báo cáo thống kê có tới 18% bệnh nhân được ghi nhận là gặp phản ứng phản vệ, được xác định là phát ban, hạ huyết áp , thở khò khè hoặc khó thở.

Hướng dẫn cách tránh các tác dụng không mong muốn:

Nếu người bệnh gặp phản ứng buồn nôn, nôn thì có thể dùng dung dịch acetylcystein pha loãng giúp giảm khả năng gây nôn nhiều do thuốc.

Điều trị phản ứng phản vệ bằng tiêm dưới da adrenalin (0,3 - 0,5 ml dung dịch 1/1000 ) thở oxy 100%, đặt nội khí quản nếu cần, truyền dịch tĩnh mạch để tăng thể tích huyết tương, hít thuốc chủ vận beta - adrenergi.

Trường hợp người bệnh gặp co thắt phế quản thì tiêm tĩnh mạch 500 mg hydrocortison hoặc 125 mg methylprednisolon.

Khi gặp phản ứng quá mẫn với thành phần acetylcystein bao gồm phát hồng ban toàn thân, ngứa, buồn nôn, nôn, chóng mặt thì người bệnh có thể dùng kháng histamin trước.

5. Thận trọng khi dùng thuốc Blacetyl

Cần theo dõi và giám sát chặt chẽ người bệnh có tiền sử bị dị ứng với acetylcystein do có thể làm tăng nguy cơ phát hen.

Trong quá trình điều trị với acetylcystein, có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút để lấy ra nếu người bệnh giảm khả năng ho.

Khi điều trị quá liều paracetamol bằng thuốc acetylcystein ở bệnh nhân đang mang thai khá an toàn và hiệu quả, thuốc có khả năng ngăn chặn được độc tính tác dụng lên gan ở thai nhi cũng như ở người mẹ.

Trong hầu hết các trường hợp, co thắt phế quản có thể được điều trị bằng cách dùng ngay thuốc giãn phế quản thông qua khí dung nếu tình trạng co thắt phế quản trở nên tồi tệ hơn, hãy ngừng điều trị ngay lập tức.

Trong một số điều kiện nhất định, chai đã mở có thể làm đổi màu tím nhẹ do phản ứng hóa học ; điều này không ảnh hưởng đến an toàn hoặc hiệu quả của thuốc.

Trong điều trị bệnh viêm kết mạc: Bỏ kính áp tròng, không dùng chung với kháng sinh tại chỗ.

Acetylcysteine ​​có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy không có rủi ro nhưng các nghiên cứu trên người lại chưa đủ dữ liệu chứng minh tính an toàn của thuốc. Do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng của thuốc.

6. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc hoặc thành phần dưới đây khi sử dụng kết hợp với thành phần Acetylcystein sẽ gây ra sự tương tác thuốc.

Acetylcystein là một chất khử nên để tránh tương tác thuốc xảy ra, người bệnh không nên dùng kết hợp với các chất oxy - hóa.

Không được dùng đồng thời Acetylcystein với các loại thuốc ho khác hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản trong thời gian điều trị bằng acetylcystein.

Acetylcystein có khả năng phản ứng với 1 số kim loại, đặc biệt sắt, niken, đồng và với cao su. Vậy nên cần hạn chế sử dụng Acetylcystein với các thuốc chứa thành phần các chất trên Hoặc tuyệt đối không được dùng các máy phun mù có các thành phần bằng kim loại hoặc cao su.

Dung dịch natri acetylcystein tương kỵ về vật lý và hóa học với các dung dịch chứa penicilin, amphotericin B, tetracyclin,oxacilin, oleandomycin, erythromycin lactobionat, hoặc natri ampicilin. Khi người bệnh cần dùng một trong các kháng sinh ở trên dạng khí dung, thuốc cần phải được phun mù riêng.

Thành phần acetylcystein có thể phản ứng tương tác với dầu iod, trypsin và hydrogen peroxyd.

Ambrisentan, Asunaprevir, Atorvastatin, Belantamab mafodotin, Benzylpenicillin: Sự bài tiết của các loại thuốc trên có thể bị giảm khi kết hợp với Acetylcysteine

Atogepant: Nồng độ trong huyết thanh của thành phần Atogepant có thể được tăng lên khi được kết hợp với thuốc Blacetyl.

Brincidofovir: Nồng độ trong huyết thanh của thuốc Brincidofovir có thể được tăng lên khi được kết hợp với thuốc Acetylcysteine.

Chlortetracycline: Hiệu quả điều trị của Acetylcysteine ​​có thể giảm khi dùng kết hợp với Chlortetracycline

Chymotrypsin: Hiệu quả điều trị của Acetylcysteine ​​có thể giảm khi dùng kết hợp với Chymotrypsin.

Eluxadoline: Nồng độ trong huyết thanh của Eluxadoline có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Acetylcysteine.

Khi đã hiểu rõ công dụng và thành phần của thuốc Blacetyl, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

54 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Brocamyst-DNA
    Công dụng thuốc Brocamyst-DNA

    Thuốc Brocamyst-DNA là thuốc thuộc nhóm thuốc đường hô hấp có tác dụng tiêu chất đờm, nhầy liên quan đến bệnh lý về viêm phế quản cấp và mạn, viêm đường hô hấp. Vậy thuốc có công dụng, liều dùng ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Usalukast 4
    Công dụng thuốc Usalukast 4

    Thuốc Usalukast 4 được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là Montelukast. Thuốc Usalukast 4 được sử dụng chủ yếu trong điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng và co thắt phế quản do vận ...

    Đọc thêm
  • Accuneb
    Công dụng của thuốc Accuneb

    Thuốc Accuneb là một thuốc có tác dụng giãn phế quản. Thuốc này hoạt động bằng cách kích thích thụ thể beta 2 của Adrenergic. Khi sử dụng bạn cần sử dụng đúng cách và đặc biệt lưu ý một ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Opesalbu
    Công dụng thuốc Opesalbu

    Thuốc Opesalbu là thuốc có tác dụng giãn cơ trơn phế quản do cường beta giao cảm, tác dụng chọn lọc. Thuốc được dùng đường uống để điều trị tình trạng khó thở do co thắt phế quản ở trẻ ...

    Đọc thêm
  • usamuc
    Công dụng thuốc Usamuc

    Thuốc Usamuc được bào chế dưới dạng thuốc cốm với thành phần chính là Acetylcystein. Thuốc Usamuc được sử dụng trong điều trị một số bệnh trên đường hô hấp.

    Đọc thêm