Công dụng thuốc Beprasan 10mg

Beprasan 10mg là thuốc đường tiêu hoá dùng theo đơn của bác sĩ. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuốc Beprasan, Beprasan 10mg cách dùng thế nào, liều lượng, cảnh báo và thận trong khi uống Beprasan 10mg.

1. Beprasan 10mg là thuốc gì?

Beprasan 10mg là thuốc thuộc danh mục thuốc đường tiêu hoá. Thuốc được sản xuất bởi hãng dược phẩm Lek Pharmaceutical D.D - XLÔ VEN NI A, theo số đăng ký VN – 21084 – 18.

Thành phần chính có trong Beprasan 10mg Rabeprazol natri hàm lượng 10mg. Ngoài ra trong Beprasan 10mg còn có các tác dược khác gồm:

  • Natri stearyl fumarat;
  • Oxyd sắt vàng;
  • Hypromellose phthalat;
  • Calci hydroxyd;
  • Hypromellose;
  • Talc;
  • Titan dioxyd;
  • Dibutyl sebacat;
  • Hydroxypropylcellulose;
  • Manitol;
  • ...

Thuốc Beprasan đóng gói 1 hộp 1 vỉ x 10 viên nén kháng dịch vị. Vỏ hộp thuốc Beprasan có màu trắng, góc bên tai phải có chữ S màu xanh, bên ngoài màu đỏ, phần hàm lượng và thuốc bán theo đơn in màu đen.

2. Công dụng Beprasan 10mg

Thuốc Beprasan có thành phần chính là hoạt chất Rabeprazol – nhóm các chất ức chế tiết axit dạ dày. Hoạt chất này không có hiệu quả kháng Cholinergic/ kháng Histamin H2.

Beprasan 10mg có công dụng chính là ngăn cản quá trình bài tiết axit dạ dày nhờ vào việc ức chế đặc hiệu enzym H+/K+-ATPase. Là một base yếu, Rabeprazol – hoạt chất có trong Beprasan 10mg có khả năng hấp thu nhanh qua đường uống ở tất cả các mức liều.

Thuốc tập trung trong môi trường axit ở tế bào viền. Hoạt chất Rabeprazol – thành phần có trong thuốc Beprasan sẽ proton hóa. Sau đó chuyển thành dạng sulphenamid có hoạt tính. Cuối cùng, nó sẽ phản ứng với các cystein sẵn có trên bơm proton. Công dụng chống tiết axit xuất hiện sau khoảng 1h khi uống Beprasan 10mg, hiệu quả kéo dài từ 2 – 4h.

3. Chỉ định sử dụng thuốc Beprasan 10mg

Thuốc Beprasan 10mg được chỉ định cho các trường hợp:

Ngoài ra, thuốc Beprasan còn được chỉ định kết hợp với phác đồ trong điều trị nhiễm khuẩn HP ở đối tượng loét dạ dày.

4. Liều dùng và cách dùng Beprasan 10mg

Để đảm bảo hiệu quả khi dùng thuốc Beprasan bạn cần dùng đúng cách, đúng liều.

4.1. Cách dùng Beprasan 10mg

Beprasan 10mg cách dùng khá đơn giản, bạn chỉ dùng theo hướng dẫn. Nếu có chỉ định dùng 1 lần bạn có thể dùng vào buổi tối trước bữa ăn, vì cách làm này giúp bạn tránh bị quên liều. Khi uống thuốc Beprasan không nhai/ nghiền nát, mà uống cả viên để đạt được hiệu quả tối ưu.

4.2. Liều dùng Beprasan 10mg

Liều dùng thuốc Beprasan theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Cụ thể:

Người lớn/ cao tuổi

Theo hướng dẫn, dùng Beprasan 10mg an toàn bạn cần dùng theo từng tình trạng bệnh.

  • Loét tá tràng/dạ dày tiến triển: Đối tượng này liều dùng Beprasan 10mg theo hướng dẫn là 20mg/ ngày, uống 1 lần duy nhất. Nếu tình trạng đáp ứng tốt, vết loét sẽ ổn định trong 04 tuần. Với một số trường hợp đặc biệt, thời gian dùng có thể kéo dài đến 06 tuần
  • Trào ngược dạ dày – thực quản dạng loét/ bào mòn: Liều dùng Beprasan 10mg với trường hợp này là 20mg/ lần/ ngày x 4 – 8 tuần tuỳ theo khả năng đáp ứng.
  • Kiểm soát trào ngược dạ dày – thực quản: Liều dùng Beprasan 10mg cho đối tượng này là 10 – 20mg/ lần/ ngày tuỳ khả năng đáp ứng.
  • Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản trung bình và nặng: Đối tượng này dùng Beprasan 10mg ngày 1 lần mỗi lần 10mg. Trong 04 tuần nếu triệu chứng không được kiểm soát thì cần làm thêm các kiểm tra khác.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Với đối tượng này, dùng Beprasan 10mg theo liều 60mg/ lần cho liều khởi đầu. Có thể điều chỉnh tăng đến 120mg/ ngày tuỳ vào khả năng đáp ứng. Dùng đơn liều 100mg/ ngày, còn liều 120mg có thể chia thành các liều nhỏ
  • Điều trị tiệt căn H. pylori: Đối tượng nhiễm H. pylori cần được điều trị tiệt căn. Phác đồ phối hợp trong 07 ngày gồm: Beprasan 10mg dùng 20 mg x 2 lần/ ngày; Clarithromycin x 2 lần/ ngày; Amoxicilin 1g x 2 lần /ngày. Chú ý, phác đồ này cần theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ.

Suy gan/ thận: Với đối tượng này, liều dùng Beprasan 10mg không cần điều chỉnh

Trẻ em: Không dùng Beprasan 10mg cho trẻ em.

5. Chống chỉ định Beprasan 10mg

Không dùng Beprasan 10mg cho các đối tượng sau đây:

  • Người bệnh quá mẫn/ dị ứng với các thành phần có trong thuốc Beprasan;
  • Có thai;
  • Trẻ em;
  • Cho con bú;
  • ...

Để đảm bảo an toàn, bạn không dùng Beprasan 10mg khi chưa có chỉ định.

6. Tương tác Beprasan 10mg

Rabeprazol natri – thành phần chính có trong Beprasan 10mg có khả năng ức chế bài tiết dạ dày mạnh và kéo dài. Do đó, khi dùng thuốc Beprasan bạn cũng có thể gặp phải các tương tác khi dùng chung với các thuốc như:

  • Ketoconazol/Itraconazol;
  • Atazanavir;
  • Ritonavir;
  • Omeprazol;
  • Atazanavir;
  • Lansoprazol;
  • Methotrexat liều cao;
  • ...

Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ các thuốc đang dùng khi có chỉ định dùng thuốc Beprasan.

7. Tác dụng phụ Beprasan 10mg

Khi uống thuốc Beprasan bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Nhiễm trùng;
  • Giảm bạch cầu trung tính/ bạch cầu, tiểu cầu;
  • Rối loạn hệ miễn dịch;
  • Quá mẫn;
  • Chán ăn;
  • Hạ natri/ magie máu;
  • Mất ngủ;
  • Căng thẳng;
  • Trầm cảm;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Rối loạn thị giác;
  • Phù ngoại biên;
  • Ho;
  • Viêm mũi/họng/xoang/ phế quản;
  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn/ Nôn;
  • Táo bón;
  • Đau bụng;
  • Rối loạn vị giác;
  • Khô miệng;
  • Viêm dạ dày;
  • Vàng da;
  • Phát ban;
  • Ngứa;
  • Hội chứng Stevens – Johnson;
  • Đau lưng;
  • Ớn lạnh;
  • Sốt;
  • Hạ huyết áp;
  • ...

Thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc Beprasan để có những điều chỉnh kịp thời.

8. Thận trọng thuốc Beprasan

Beprasan 10mg cần thận trọng khi dùng với các đối tượng:

Ngoài ra, khi dùng Beprasan 10mg dài ngày cũng cần chú ý theo dõi định kỳ.

9. Phụ nữ có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy móc dùng Beprasan 10mg

  • Thuốc Beprasan không dùng khi có thai/ cho con bú;
  • Lái xe và vận hành máy móc khi dùng Beprasan 10mg cần thận trọng vì có thể gây buồn ngủ, chóng mặt...

Thuốc Beprasan 10mg bảo quản tốt trong nhiệt độ phòng.

Tóm lại, Beprasan 10mg – thuốc đường tiêu hoá dùng theo đơn. Beprasan 10mg cách dùng khá đơn giản, bạn chỉ cần uống theo hướng dẫn. Để đảm bảo hiệu quả, tránh tương tác và tác dụng phụ khi uống thuốc Beprasan hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ tư vấn

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan