Công dụng thuốc Bangren

Bangren 5mg thuộc nhóm thuốc kê đơn, có tác dụng giúp giảm triệu chứng ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa. Thuốc được chỉ định sử dụng cho trường hợp đề phòng triệu chứng hẹp đường dẫn khí. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Bangren trong bài viết sau đây.

1. Công dụng thuốc Bangren là gì?

1.1. Thuốc Bangren 5mg là thuốc gì?

Bangren 5mg thuộc nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt, chống viêm không Steroid.

Thuốc Bangren 5mg dùng để điều trị bệnh Gút và các bệnh xương khớp. Thuốc có thành phần chính là Montelukast (dưới dạng Montelukast natri) 5mg các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp. Thuốc Bangren là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược TW MEDIPLANTEX sản xuất và lưu hành ở Việt Nam. Thuốc Bangren 5mg được đăng ký với số SĐK:VD-28176-17.

Thuốc Bangren 5mg được bào chế dạng viên nén bao phim tan trong ruột, đóng gói: Hộp có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén bao phim.

1.2. Thuốc Bangren có tác dụng gì?

Thuốc Bangren được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Thuốc Bangren 5mg được chỉ định trong trường hợp:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh hen mãn tính ở những người bệnh mắc bệnh hen ở mức độ vừa và nhẹ, mà không đáp ứng tốt với liệu pháp điều trị bằng thuốc corticosteroids dạng hít xông.
  • Giảm triệu chứng ở người bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa.
  • Đề phòng các triệu chứng hẹp đường dẫn khí do vận động gắng sức.

Chống chỉ định của thuốc Bangren 5mg trong trường hợp:

  • Người quá mẫn cảm với bất cứ các thành phần hay tá dược nào của thuốc.

2. Cách sử dụng của Bangren

2.1. Cách dùng thuốc Bangren

Bangren là thuốc có dạng viên nén nên được dùng bằng đường uống. Người bệnh cần lưu ý dùng thuốc trước bữa ăn và không bẻ hoặc nghiền nát viên Bangren.

2.2. Liều dùng của thuốc Bangren

Liều dùng của thuốc Bangren:

  • Đối với trẻ có độ tuổi bằng 15 tuổi trở lên và người lớn: Uống 1 viên 10mg/ ngày hoặc 2 viên 5mg.
  • Trẻ có độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi: Uống 1 viên 5mg/ ngày.

Một vài lưu ý khi xác định liều dùng của thuốc Bangren:

  • Người bệnh nên tiếp tục dùng thuốc Bangren dù cơn hen đã được kiểm soát và dùng trong các giai đoạn hen nặng hơn.
  • Trong điều trị dự phòng: Cần đánh giá kết quả sau từ 2 đến 4 tuần điều trị, nếu thuốc Bangren không đáp ứng thỏa đáng, cần cân nhắc đến phương án điều trị bổ sung, hoặc phương án điều trị khác.
  • Trong điều trị bổ sung: Không nên thay thế đột ngột thuốc corticosteroid dạng hít bằng Bloktiene.
  • Để chữa hen, người bệnh nên uống thuốc vào buổi tối.
  • Với bệnh viêm mũi dị ứng, thời gian dùng thuốc Bangren tùy thuộc vào nhu cầu của từng người bệnh.
  • Đối với người bệnh vừa bị hen, vừa bị viêm mũi dị ứng thì nên dùng uống mỗi ngày 1 viên vào buổi tối.
  • Người bệnh từ 15 tuổi trở lên bị hen hoặc viêm mũi dị ứng: Dùng mỗi ngày 1 viên 10mg hoặc 2 viên 5mg.
  • Trẻ em 6 đến 14 tuổi bị hen hoặc viêm mũi dị ứng: Uống mỗi ngày 1 viên 5mg.
  • Trẻ em 2 đến 5 tuổi bị hen và hoặc viêm mũi dị ứng: Uống mỗi ngày 1 viên 4mg.
  • Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi bị hen hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm: Dùng mỗi ngày 1 viên 4mg.

Khuyến cáo chung:

  • Hiệu lực điều trị của thuốc Bangren trên các thông số kiểm tra về hen sẽ đạt được trong 1 ngày. Cần dặn người bệnh tiếp tục dùng thuốc Bangren mặc dù cơn hen đã được khống chế cũng như trong các thời kỳ bị cơn hen nặng hơn.
  • Không cần điều chỉnh liều cho người bệnh suy thận hay suy gan nhẹ và trung bình hoặc người lớn tuổi.

Điều trị liên quan tới các thuốc chữa hen khác:

  • Thuốc Bangren có thể dùng để phối hợp cho người bệnh đang theo các chế độ điều trị khác.
  • Giảm liều các thuốc phối hợp: Thuốc giãn phế quản, thuốc corticosteroid dạng hít hoặc uống. Không nên thay đổi đột ngột thuốc corticosteroid dạng hít hoặc uống bằng thuốc Bangren thành phần Montelukast.

Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Montelukast:

  • Trong trường hợp quên liều thuốc Montelukast thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Montelukast đã quên và sử dụng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Montelukast quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Bangren

  • Không nên dùng thuốc Bangren trong điều trị cho người bệnh có các cơn hen cấp.
  • Khi điều trị bằng các loại thuốc chống hen có chứa thành phần Montelukast thì người bệnh cần thận trọng với các triệu chứng như: Tăng bạch cầu ưa eosin, ban viêm mạch, các triệu chứng ở phổi xấu hơn, các biến chứng tim hoặc xuất hiện bệnh thần kinh. Khi thấy xuất hiện các biểu hiện này thì cần phải đánh giá lại phác đồ điều trị của người bệnh.
  • Độ an toàn và hiệu quả của việc điều trị thuốc Bangren đối với người bệnh dưới 2 tuổi vẫn chưa được thiết lập.
  • Thuốc chứa Aspartame nên có thể sẽ gây hại cho người bệnh bị phenylketo niệu.
  • Với người bệnh có các dấu hiệu không dung nạp galactoza hoặc thiếu Lapp lactase và kém hấp thu glucoza-galactoza thì không được dùng Montelukast.
  • Với phụ nữ đang có thai: Chưa biết liệu thuốc Bangren có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Vậy nên, phụ nữ có thai chỉ dùng Bangren khi thật sự cần thiết và cần có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình dùng thuốc Bangren mà có thai thì cần báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý phù hợp.
  • Với phụ nữ cho con bú: Thuốc Bangren có thể truyền qua trẻ thông qua việc trẻ bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên dùng hoặc hạn chế dùng thuốc Bangren trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa được xác định hết các tác động của nó đến thời kỳ này. V vậy bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
  • Thuốc Bangren không làm giảm đi khả năng lái xe hay là vận hành các máy móc của người bệnh. Tuy nhiên, trong 1 số những trường hợp ghi nhận thuốc Bangren có thể gây ra buồn ngủ hoặc chóng mặt. Vậy nên người bệnh khi sử dụng thuốc Bangren cần phải đặc biệt lưu ý và thận trọng hơn khi thực hiện các hoạt động này.

4. Tác dụng phụ của thuốc Bangren

Ở liều điều trị, thuốc được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Bangren, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:

  • Các rối loạn ở trên hệ thần kinh: Đau đầu.
  • Các rối loạn ở dạ dày, và ruột: Đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, khó tiêu, buồn nôn và nôn.
  • Các rối loạn trên hệ thống máu và bạch huyết: Tăng xuất huyết.
  • Các rối loạn ở hệ miễn dịch: Các phản ứng quá mẫn cảm bao gồm phản vệ hoặc thâm nhiễm bạch cầu ưa eosin tại gan.
  • Các rối loạn về tâm thần: Ác mộng, hay ảo giác, mất ngủ, hoặc kích thích, lo âu, và hiếu động, kích động bao gồm hành vi hung hăng, bị run và trầm cảm.
  • Các rối loạn ở hệ thần kinh: Chóng mặt, ngủ lơ mơ, dị cảm, giảm cảm giác và động kinh.
  • Các rối loạn về tim: Hồi hộp.
  • Các rối loạn về hô hấp, lồng ngực và trung thất: Chảy máu cam.
  • Các rối loạn về gan, và mật: Các mức transaminase trong huyết thanh tăng cao hoặc viêm gan tắc mật.
  • Các rối loạn ở da và mô dưới da: Phù mạch, bị thâm tím, mày đay, ngứa, ban hoặc ban đỏ nốt.
  • Các rối loạn ở hệ cơ xương khớp: Đau khớp, đau cơ bao gồm chuột rút.
  • Các rối loạn toàn thân và các rối loạn ở vị trí sử dụng: Suy nhược, người mệt mỏi, khó chịu hoặc phù và sốt.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Bangren và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

5. Tương tác thuốc Bangren

  • Vì Bangren được chuyển hóa bởi CYP3A4, nên người bệnh cần thận trọng, khi dùng đồng thời với các loại thuốc cảm ứng CYP3A4 như: Phenytoin Phenobarbital và Rifampicin.
  • Bangren có thể dùng cùng với các thuốc thường dùng khác, trong dự phòng và điều trị bệnh hen mãn tính.
  • Thuốc Bangren không có ảnh hưởng đáng kể tới dược động học của các thuốc: Theophylline, Prednisone, Prednisolone, các thuốc uống tránh thai (Ethinyl estradiol/norethindrone 35/1), Terfenadine, Digoxin và Warfarin.

6. Cách bảo quản thuốc Bangren

  • Thời gian bảo quản thuốc Bangren là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản thuốc Bangren ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng.
  • Để xa thuốc Bangren khỏi tầm tay trẻ em, và vật nuôi trong nhà.

Người bệnh cần đọc kỹ thông tin bảo quản thuốc Bangren đã ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng. Kiểm tra hạn dùng thuốc Bangren trước khi dùng. Khi không sử dụng thuốc Bangren thì cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

98 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bà bầu bị hen suyễn
    Cách quản lý bệnh hen phế quản trong suốt thai kỳ

    Hen phế quản (bệnh suyễn) là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở đường hô hấp, dẫn đến khó thở từng cơn do sự co thắt của phế quản. Phụ nữ mang thai bị hen phế quản sẽ rất nguy ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • pamolcap
    Công dụng thuốc Pamolcap

    Pamolcap thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid với thành phần chính gồm paracetamol, cafein và clorpheniramin. Thuốc thường được dùng trong các trường hợp cảm, sốt, cúm, nhức đầu, nhức răng và đau nhức thần ...

    Đọc thêm
  • Asthmatin 5
    Công dụng thuốc Asthmatin 5

    Thuốc Asthmatin 5 có thành phần hoạt chất chính là Montelukast dưới dạng Montelukast natri hàm lượng 5mg. Đây là loại thuốc có công dụng trong điều trị bệnh lý về đường hô hấp, cụ thể là bệnh hen mãn ...

    Đọc thêm
  • Budesma
    Công dụng thuốc Budesma

    Thuốc Budesma là thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn được chỉ định điều trị bệnh hen suyễn dai dẳng. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và các ...

    Đọc thêm
  • Piafager
    Công dụng thuốc Piafager

    Thuốc Piafager thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp và được bào chế ở dạng siro. Thuốc Piafager có thành phần chính là Salbutomol được chỉ định trong điều trị các chứng co thắt phế quản trong hen ...

    Đọc thêm