Công dụng thuốc Amvitacine 150

Thuốc Amvitacine 150 có thành phần hoạt chất chính là Netilmicin, thường được sử dụng trong điều các trường hợp nhiễm trùng như nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn ổ bụng, viêm phổi do vi khuẩn Gram âm,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn thuốc Amvitacine 150 công dụng gì qua bài viết dưới đây.

1. Amvitacine 150 là thuốc gì?

Thuốc Amvitacine 150 được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi - Việt Nam và lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD - 31577 - 19.

Amvitacine 150 là một thuốc kê đơn, được phân loại vào nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thành phần hoạt chất chính của thuốc là Netilmicin.

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm truyền, hàm lượng 150mg/ 50ml.

Dạng đóng gói: Túi 50ml, hộp 1 túi hoặc 10 túi và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

2. Công dụng thuốc Amvitacine 150

Netilmicin là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, thường dùng trong điều trị nhiễm trùng nặng, khi các kháng sinh khác không có hiệu quả. Cơ chế tác dụng của Netilmicin là ức chế sự tổng hợp của protein ở vi khuẩn nhạy cảm. Netilmicin có hiệu quả đối với nhiễm trùng gây ra bởi Escherichia coli, Citrobacter sp, các vi khuẩn nhóm Klebsiella-Enterobacter-Serratia, Neisseria gonorrhoeae, ...

Thí nghiệm trên chuột cống, chó, mèo, thỏ, khỉ sóc cho thấy Netilmicin ít gây độc trên thận và tai hơn các kháng sinh nhóm aminoglycoside khác.

Dược động học:

  • Hấp thu: Netilmicin hấp thu tốt qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, ít hấp thu qua đường tiêu hóa.
  • Phân phối: Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương thấp, Netilmicin khuếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào, qua được nhau thai và sữa mẹ với một lượng nhỏ, ít vào dịch não tủy.
  • Chuyển hóa: Netilmicin ít chuyển hóa trong cơ thể.
  • Thải trừ: Netilmicin được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

3. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Amvitacine 150

Thuốc Amvitacine 150 thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn như:

  • Nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi vi khuẩn Gram âm.
  • Nhiễm khuẩn xương khớp.
  • Nhiễm khuẩn đường mật.
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương.
  • Viêm phổi do vi khuẩn gram âm.
  • Nhiễm khuẩn máu.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Bệnh lậu.

Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng Amvitacine 150 trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Amvitacine 150.
  • Nhược cơ nặng.
  • Đang dùng các kháng sinh aminoglycosid khác.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc Amvitacine 150

Amvitacine 150 là thuốc kê đơn, vì vậy chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi liều lượng, đường dùng hoặc đưa thuốc cho người khác sử dụng khi họ có cùng triệu chứng.

Liều lượng:

  • Người lớn: 4 - 6 mg/ kg/ ngày, dùng một lần duy nhất hoặc cách nhau 8 - 12 giờ. Nếu nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng: 7.5mg/ kg/ ngày chia 3 lần cách nhau mỗi 8 giờ. Khi biểu hiện lâm sàng cho phép phải giảm liều trở lại dưới 6mg/ kg/ ngày.
  • Trẻ đẻ non và sơ sinh dưới 1 tuần tuổi: 6mg/ kg/ ngày chia 2 lần cách nhau 12 giờ.
  • Trẻ dưới 6 tuần tuổi: 4 - 6.5mg/ kg/ ngày, chia 2 lần cách nhau 12 giờ.
  • Trẻ trên 6 tuần và trẻ lớn: liều 5.5 - 8mg/ kg/ ngày, chia 3 lần cách nhau 8 giờ hoặc 2 lần cách nhau 12 giờ.
  • Người bệnh suy thận: cần điều chỉnh liều theo hệ số thanh thải creatinin và kiểm tra chức năng thận, tiền đình - ốc tai.

Cách dùng: Thuốc Amvitacine 150 được bào chế dưới dung dịch tiêm truyền và dùng theo tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Không tiêm dưới da vì thuốc có nguy cơ gây hoại tử da. Thời gian dùng thuốc thường từ 1 - 2 tuần.

Xử trí khi quên liều thuốc Amvitacine 150:

  • Khi quên liều, hãy cho bệnh nhân dùng một liều thuốc khác thay thế. Nếu gần đến lần tiêm, truyền tiếp theo thì có thể bỏ qua. Không tăng liều để bù liều đã quên vì có thể làm tăng độc tính của thuốc.

Xử trí khi quá liều thuốc Amvitacine 150:

  • Khi nghi ngờ quá liều, cần nhanh chóng thông báo với nhân viên y tế để cấp cứu kịp thời.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Amvitacine 150

Ngoài tác dụng điều trị, bệnh nhân sử dụng thuốc Amvitacine 150 có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như:

  • Thường gặp: Suy thận cấp, rối loạn tiểu tiện, khát nước, co giật, co thắt cơ, nghe kém, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa, buồn nôn.
  • Ít gặp: Ngứa, phù, ban da.
  • Hiếm gặp: Yếu cơ, liệt cơ hô hấp, rối loạn thị giác, hạ huyết áp, tăng bạch cầu ái toan, tăng đường huyết, tăng kali máu, tăng enzyme transaminase.

Để đảm bảo an toàn, hãy thông báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc Amvitacine 150.

6. Tương tác thuốc

Sử dụng nhiều thuốc đồng thời có thể gây tương tác giữa các thuốc, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, tác dụng, tác dụng phụ của thuốc, ... Để đảm bảo kê đơn an toàn, bệnh nhân nên liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn, các chế phẩm bảo vệ sức khỏe khác như vitamin, khoáng chất, thảo dược,... Các thuốc đã được chứng minh là có tương tác với Amvitacine 150 là:

  • Aminoglycosid khác hoặc Capreomycin: Chống chỉ định dùng đồng thời Amvitacine 150 với các kháng sinh này vì làm tăng độc tính trên thận, tai, ức chế thần kinh cơ.
  • Kháng sinh polymycin (đường tiêm), kháng sinh nhóm beta-lactam, vancomycin: Làm tăng nguy cơ độc tính trên thận khi phối hợp với thuốc Amvitacine 150.
  • Độc tố botalium.
  • Methoxyluran hoặc Polymyxin khi phối hợp với Amvitacine 150 làm tăng nguy cơ độc tính trên thận hoặc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ.
  • Thuốc chống hủy xương nhóm bisphosphonat khi phối hợp với Amvitacine 150 làm tăng nguy cơ hạ calci máu nghiêm trọng.
  • Thận trọng khi phối hợp Amvitacine 150 với Amphotericin B, Ciclosporin, Tacrolimus, Sirolimus và các dẫn chất Platin (Cisplatin, Oxaliplain) vì làm tăng độc tính trên thận.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Amvitacine 150

Thận trọng khi sử dụng thuốc Amvitacine 150 ở người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ non, rối loạn thần kinh - cơ như nhược cơ, Parkinson, bệnh nhân có bất thường về thính giác, rối loạn tiền đình.

8. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Amvitacine 150 trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Để Amvitacine 150 tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.
  • Không dùng thuốc Amvitacine 150 đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.
  • Không vứt thuốc Amvitacine 150 vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Compacin
    Công dụng thuốc Compacin

    Compacin là thuốc thường được dùng chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với Ciprofloxacin như nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn xương và khớp... Dưới đây là toàn bộ thông ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • vifamox 250
    Công dụng thuốc Vifamox 250

    Thuốc Vifamox 250 được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, bệnh lậu, bệnh đường mật, da và cơ. Thuốc Vifamox 250 được dùng cho nhiều đối tượng cả ...

    Đọc thêm
  • Ibaxacin 1g
    Công dụng thuốc Ibaxacin 1g

    Ibaxacin 1g là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về loại thuốc này.

    Đọc thêm
  • gentastad 80mg
    Công dụng thuốc Gentastad 80mg

    Gentastad là thuốc gì, có phải thuốc kháng sinh không? Thực tế, Gentastad 80mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, chứa thành phần chính Gentamicin, được dùng trong điều trị một số tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

    Đọc thêm
  • maspim
    Công dụng thuốc Maspim

    Maspim là thuốc gì? Thuốc Maspim là thuốc dành cho bệnh nhân mắc các biểu hiện của nhiễm khuẩn hay ảnh hưởng do vi khuẩn và nấm xâm nhập. Khi sử dụng thuốc Maspim bạn nên có chỉ định của ...

    Đọc thêm