Công dụng thuốc Amriamid 200

Amriamid 200 là 1 chất đối kháng thụ thể Dopamine D2, được sử dụng trong điều trị tâm thần phân liệt cấp tính và mãn tính. Đồng thời, thuốc cũng được sử dụng để phòng ngừa và điều trị buồn nôn và nôn sau phẫu thuật ở người lớn.

1. Amriamid 200 là thuốc gì?

Amriamid 200 có thành phần chính Amisulprid với hàm lượng 200 mg, thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần. Amisulprid được chỉ định để điều trị bệnh tâm thần phân liệt cấp tính và mạn tính có các triệu chứng dương cụ thể như: Ảo giác, bệnh hoang tưởng và rối loạn suy nghĩ....

Ngoài ra, Amisulprid còn được sử dụng để giảm triệu chứng buồn nôn và nôn mửa sau phẫu thuật

Cơ chế tác động:

Amisulpride thường được xếp vào nhóm thuốc chống loạn thần không điển hình, hoạt động bằng cách ngăn chặn hoặc đối kháng với thụ thể dopamine D2 và làm giảm tín hiệu của nó. Hiệu quả của amisulpride trong điều trị rối loạn nhịp tim và các triệu chứng tiêu cực của bệnh tâm thần phân liệt xuất phát từ việc nó phong tỏa các thụ thể dopamine D 2 trước synap.

2. Liều lượng và cách dùng

Cách dùng: Thuốc Amriamid 200 được bào chế dưới dạng viên nén và sử dụng qua đường uống. Người bệnh nên uống trước khi đi ngủ để tránh cảm giác buồn ngủ trong ngày.

Liều lượng:

  • Với bệnh tâm thần phân liệt đang phát triển ở giai đoạn cấp tính: Sử dụng liều lượng thuốc từ 400mg - 800mg/ ngày. Trong một số trường hợp có thể tăng liều lên đến 1200mg/ ngày. Lưu ý: Liều thuốc không có định có thể điều chỉnh liều dùng theo đáp ứng của bệnh nhân.
  • Đối với các bệnh nhân có cả 2 loại triệu chứng âm và dương thì nên điều chỉnh liều thuốc để kiểm soát tối ưu triệu chứng dương.
  • Đối với các bệnh nhân chủ yếu là triệu chứng âm thì nên dùng liều trong khoảng 50 - 300mg/ ngày.

Chống chỉ định:

Amriamid 200 được chống chỉ định trong các tình trạng bệnh sau đây:

  • Người bị u tủy thượng thận;
  • Rối loạn vận động (ví dụ như bệnh Parkinson và chứng sa sút trí tuệ với thể Lewy);
  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với Amisulpride hoặc các tá dược có trong dạng bào chế của thuốc.

3. Quá liều và cách xử lý

Triệu chứng quá liều Amriamid 200 bao gồm: Buồn ngủ, hôn mê, hạ huyết áp và triệu chứng ngoại tháp.

Cách thức xử lý: Hiện nay chưa có thuốc giải độc đặc hiệu dành cho thuốc Amriamid 200. Khi gặp tình trạng quá liều thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi bệnh nhân và có biện pháp xử lý điều trị theo các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Nếu có triệu chứng ngoại tháp nặng, có thể dùng các thuốc kháng cholinergic.

4. Tác dụng phụ

Phản ứng phụ của Amriamid 200 rất phổ biến bao gồm:

  • Loạn trương lực cơ, run, chứng loạn thần kinh và Parkinson.
  • Mất ngủ, tăng tiết nước bọt, buồn nôn, đau đầu, hiếu động thái quá và nôn mửa.
  • Tăng prolactin máu (có thể dẫn đến bệnh galactorrhoea, vú to và mềm, rối loạn chức năng tình dục, v.v.)

Phản ứng hiếm gặp bao gồm:

  • Hạ natri máu, nhịp tim chậm, huyết áp thấp, đánh trống ngực, nổi mày đay;
  • Co giật, giảm thị lực, rối loạn vận động chậm;
  • Rối loạn về máu như giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính và mất bạch cầu hạt, kéo dài khoảng QT.

5. Thận trọng

  • Cũng như các thuốc an thần kinh khác, hội chứng thần kinh ác tính với các triệu chứng bao gồm có sốt cao, cứng cơ, không ổn định, tăng CPK,...có thể xảy ra khi dùng thuốc Amriamid 200 trong quá trình điều trị. Trường hợp người bệnh bị sốt cao, phải ngưng dùng tất cả các loại thuốc tâm thần.
  • Chỉ nên sử dụng Amisulprid cho bệnh nhân bị Parkinson khi thật sự cần thiết, vì thuốc sẽ làm tình trạng bệnh Parkinson xấu đi.
  • Khi ngưng sử dụng thuốc, người bệnh nên giảm liều dần dần tránh ngưng 1 cách đột ngột.
  • Cần thận trọng sử dụng thuốc với bệnh nhân có tiền sử động kinh do Amisulprid làm hạ thấp ngưỡng động kinh.
  • Amisulprid có thể làm kéo dài đoạn QT, có nguy cơ gây loạn nhịp thất nặng như xoắn đỉnh tim nếu trước đó bệnh nhân có tiền sử bị nhịp tim chậm dưới 55 nhịp/ phút, đoạn QT kéo dài bẩm sinh, giảm kali huyết.
  • Không uống rượu khi đang điều trị bằng thuốc Amriamid 200 vì nó có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ.
  • Amriamid 200 có thể gây ra tăng cân, tăng lượng đường trong máu, cholesterol và triglyceride (chất béo). Do đó mà người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
  • Với phụ nữ có thai và cho con bú: Không sử thuốc Amriamid 200.
  • Thận trọng dùng thuốc khi lái xe hoặc đối với các công việc cần sự tập trung vì Amisulpride có thể gây chóng mặt và buồn ngủ.

6. Tương tác thuốc

  • Không dùng chung Amriamid 200 với các thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia như: Quinidin, Disopyramid, Procainamid... hoặc thuốc chống loạn nhịp nhóm III như Amiodaron và Sotalol.
  • Không dùng chung với thuốc như bepridil, cisaprid, sultoprid, thioridazin, erythromycin tiêm tĩnh mạch, vincamin tiêm tĩnh mạch, halofantrin, pentamidin và sparfloxacin.
  • Không nên phối hợp Amriamid 200 với Amisulprid làm tăng tác dụng của rượu trên thần kinh trung ương.

Cần thận trọng khi phối hợp: Các thuốc làm tăng nguy cơ gây xoắn đỉnh tim:

  • Các thuốc làm chậm nhịp tim như thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc chẹn kênh calci như diltiazem, verapamil, clonidin, guanfacin và digitalis.
  • Các thuốc gây hạ kali huyết: Thuốc lợi tiểu làm hạ kali huyết, thuốc kích thích nhuận tràng, amphotericin B tiêm tĩnh mạch, glucocorticoid và tetracosatid.
  • Các thuốc an thần kinh như pimozid, haloperidol, imipramin, lithium
  • Các thuốc ức chế thần kinh trung ương như thuốc an thần, thuốc mê, thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin H1 gây buồn ngủ, barbiturat, benzodiazepin và các thuốc chống lo âu khác.
  • Không kết hợp Amriamid 200 với các thuốc hạ huyết áp.
  • 1,2-Benzodiazepine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng ngoại ý có thể tăng lên khi kết hợp Amisulpride với 1,2-Benzodiazepine.
  • Acenocoumarol: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các phản ứng phụ có thể tăng lên khi kết hợp Amisulpride với Acenocoumarol.
  • Acetophenazine: Acetophenazine có thể làm tăng các hoạt động chống loạn thần của Amisulpride.
  • Aclidinium: Amisulpride có thể làm tăng các hoạt động gây trầm cảm hệ thần kinh trung ương (CNS depressant) của Aclidinium.
  • Acrivastine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của kéo dài QTc có thể tăng lên khi kết hợp Amisulpride với Acrivastine.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Amriamid 200, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Amriamid 200 là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan