Công dụng thuốc Amlobest

Amlobest là thuốc gì? Thuốc Amlobest là thuốc thuộc nhóm thuốc tim mạch có thành phần Amlodipin (dưới dạng Amlodipin besilat) 5 mg. Thuốc dùng được cho những người bệnh tiểu đường, bệnh gút và hen suyễn.

1. Công dụng thuốc Amlobest là gì?

Thuốc Amlobest được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh tăng huyết áp (khi người bệnh có những biến chứng chuyển hóa như bị đái tháo đường) và còn điều trị dự phòng ở những người bệnh bị đau thắt ngực ổn định.
  • Thuốc Amlodipin làm giảm co thắt động mạch vành, giãn tiểu động mạch ngoại biên và dẫn đến làm giảm cả sức kháng ngoại biên trực tiếp tác động lên sự co bóp của tim (hậu tải). Khi tác động giảm tải này làm giảm sự tiêu thụ năng lượng của cơ tim và làm giảm nhu cầu oxy.

Chống chỉ định sử dụng của thuốc Amlobest trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân suy tim khi chưa được điều trị ổn định
  • Những người bệnh quá mẫn cảm với thuốc dihydropyridin.

2. Liều dùng và cách sử dụng của Amlobest

Để điều trị bệnh tăng huyết áp và đau thắt ngực, thì liều cần phải phù hợp cho từng người bệnh. Nếu tác dụng của thuốc không hiệu quả sau 4 tuần liên tiếp điều trị bệnh nhân có thể tăng liều mà không cần điều chỉnh liều khi phối hợp các loại thuốc lợi tiểu thiazid. Liều dùng của thuốc Amlobest như sau:

  • Người lớn: Theo hướng dẫn liều dùng thuốc cho đối tượng người lớn là dùng theo đường uống. Khởi đầu với liều bình thường là 5 mg/1 lần trong vòng 24 giờ. Liều có thể tăng đến 10 mg/1 lần trong ngày.
  • Trẻ em: Cần tham vấn ý kiến từ bác sĩ về liều dùng và cách dùng.

Nếu trong trường hợp dùng thuốc Amlobest người bệnh quên một liều khi đang sử dụng thuốc thì hãy dùng lại càng sớm càng tốt (thông thường có thể uống thuốc cách 1 đến 2 giờ so với giờ được các bác sĩ yêu cầu). Tuy nhiên, nếu trong thời gian đã gần với liều kế tiếp, thì hãy bỏ qua liều đã quên và có thể dùng liều kế tiếp vào thời điểm các bác sĩ đã quy định. Tuyệt đối không được dùng gấp đôi liều lượng đã được quy định.

Ở người bệnh thì trường hợp khi dùng quá liều do cố ý thì có hạn chế. Các thông tin về thuốc hiện có cho biết quá liều (trên mức 100 mg) sẽ gây ra trường hợp bị giãn mạch ngoại vi quá mức, dẫn đến tình trạng hạ huyết áp toàn thân và có thể kéo dài. Đối với triệu chứng hạ huyết áp do uống quá liều amlodipin cần có biện pháp hỗ trợ tim mạch tích cực. Nếu tiêm vào tĩnh mạch calci gluconat có thể giúp đảo ngược lại tác động nghẽn kênh calci. Do amlodipin gắn chặt với protein, nên thẩm phân gần như không có kết quả.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Amlobest

  • Khi dùng thuốc Amlobest phải nên thận trọng đối với những bệnh nhân bị giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ và suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp.
  • Nên thật cẩn trọng khi tăng liều cho người bệnh lớn tuổi.
  • Không nên sử dụng thuốc cho trẻ em khi thiếu kinh nghiệm lâm sàng.
  • Để xa tầm với của trẻ em.
  • Thuốc Amlobest được sử dụng trong thời kỳ thai nghén sẽ gây ra tác dụng xấu dẫn đến quái thai, sảy thai hoặc gây dị tật thai nhi...). Khi đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc cho những phụ nữ có thai. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định uống.
  • Thuốc Amlobest có thể truyền qua cho trẻ thông qua việc bú sữa mẹ nên tốt nhất là không nên hoặc có thể hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú

4. Tác dụng phụ của thuốc Amlobest

Nhìn chung thuốc Amlodipin được dung nạp tốt. Những tác dụng phụ thường gặp nhất là: mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu, phù, buồn nôn, đau bụng, hồi hộp, choáng váng và cơn bừng đỏ.

5. Tương tác thuốc Amlobest

Trường hợp thuốc Amlobest tương tác với các loại thuốc khác thường sẽ khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Theo các nghiên cứu hay khuyến cáo thì thường chỉ ra những tương tác phổ biến khi sử dụng. Vì vậy, không được tự ý áp dụng những thông tin về tương tác của Amlobest nếu người bệnh không phải là bác sĩ hoặc người làm việc liên quan đến y khoa.

Thuốc Amlobest cần được cân nhắc khi sử dụng chung thuốc với thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn hay lên men. Nhiều tác nhân có thể gây thay đổi thành phần có trong thuốc. Cần phải xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc là có thể hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để được chỉ dẫn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan