Công dụng thuốc Adenorythm

Thuốc Adenorythm được chỉ định trong chẩn đoán nhịp tim nhanh cấp tính và xét nghiệm về stress dược lý học, điều trị cơn nhanh kịch phát trên tất cả các con đường dẫn truyền phụ... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Adenorythm qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Adenorythm

Thuốc Adenorythm có tác dụng gì?”. Theo đó, thuốc Adenorythm chứa hoạt chất Adenosin được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm tĩnh mạch. Mỗi lọ 2ml dung dịch thuốc có chứa 6mg Adenosin.

Thuốc Adenorythm được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Nhịp nhanh kịch phát trên thất;
  • Hỗ trợ trong kỹ thuật hiện hình tưới máu cơ tim: Adenosin được sử dụng làm giãn động mạch vành cùng với chụp hiện hình tưới máu cơ tim hoặc siêu âm 2 chiều để phát hiện các khiếm khuyết trong tưới máu hoặc co bóp bất thường cục bộ do bệnh động mạch vành.

2. Cơ chế tác dụng của thuốc

Hoạt chất Adenosin thuộc nhóm thuốc chủ vận Purin, tác động trên thụ thể P1 và P2. Adenosin dùng đường tiêm tĩnh mạch nhanh liều 3mg/ml có tác dụng làm chậm dẫn truyền qua nút nhĩ thất. Tác dụng này làm mất mao mạch vào lại ở nút nhĩ thất và phục hồi nhịp xoang bình thường ở người bệnh có nhịp nhanh trên thất kịch phát. Một khi mạch vào lại đã mất, nhịp nhanh ngừng và nhịp xoang bình thường sẽ hồi phục.

Tác dụng của Adenosin gồm giãn mạch vành, giãn mạch ngoại biên, giảm lực cơ cơ tim, ức chế nút xoang và dẫn truyền nút nhĩ thất. Trong nhịp nhanh trên thất, nhịp xoang phục hồi ở khoảng 85 – 95% người bệnh.

Adenosin tác dụng tạm thời làm chậm dẫn truyền nhĩ thất, đánh giá qua bản điện tâm đồ về hoạt động của tâm nhĩ dễ dàng hơn. Vì vậy thuốc được sử dụng trong chẩn đoán nhịp nhanh phức tạp rộng hoặc hẹp.

Adenosin có ích trong nghiên cứu điện sinh lý học để xác định block nhĩ thất hoặc xác định trong một số trường hợp tiền kích thích, liệu sự dẫn truyền xảy ra bằng đường phụ hay không qua nút nhĩ thất. Vì tác dụng đặc hiệu trên nút nhĩ thất nên Adenosin cũng có ích trong xác định nguyên nhân nhịp nhanh có phức bộ QRS giãn rộng.

3. Liều dùng của thuốc Adenorythm

Adenorythm thuộc nhóm thuốc kê đơn, thuốc được dùng bằng đường tiêm nên cần được thực hiện bởi nhân viên y tế dưới sự giám sát của bác sĩ và có sẵn thiết bị hồi sức tim, hô hấp.

Một số khuyến cáo về liều dùng thuốc Adenorythm như sau:

  • Với nhịp nhanh trên thất hoặc để chẩn đoán: Tiêm nhanh thẳng vào tĩnh mạch trong thời gian 1 – 2 giây hoặc tiêm vào dây truyền tĩnh mạch, sau đó truyền nhanh nước muối sinh lý. Liều thuốc khởi đầu à 6mg (nếu tiêm vào tĩnh mạch trung tâm liều khuyến cáo là 3mg). Trường hợp không có hiệu quả, tiêm lại 12mg sau 2 phút và lặp lại nều cần. Liều thuốc tối đa là 20mg;
  • Trẻ em: Chưa có dữ liệu về độ an toàn, hiệu quả của thuốc Adenorythm khi dùng ở trẻm em dưới 18 tuổi. Các nghiên cứu khoa học cho thấy hiệu quả tương tự khi sử dụng Adenorythm ở trẻ em và người trưởng thành. Vì vậy trong trường hợp cần thiết, liều thuốc Adenorythm khuyến cáo ở trẻ em là 0.05mg/kg tiêm tĩnh mạch, tăng liều lên 0.05mg/kg sau 2 phút nếu cần, liều tối đa là 0,25mg/kg.

4. Tác dụng phụ của thuốc Adenorythm

Thuốc Adenorythm có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

Rất thường xuyên:

  • Rối loạn tim mạch: Chậm nhịp tim, ngừng xoang, ngoại tâm thu nhĩ, block nhĩ thất, rối loạn kích thích thất như ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất ngắn;
  • Rối loạn hô hấp: Khó thở;
  • Rối loạn mạch máu: Đỏ bừng mặt.

Thường xuyên:

  • Rối loạn hệ thần kinh: Chóng mặt, đau đầu, choáng váng;

Không thường xuyên:

  • Rối loạn tim mạch: Nhịp nhanh xoang, đánh trống ngực;
  • Rối loạn mắt: Nhìn mờ
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Thở sâu nhanh;
  • Rối loạn chung và tình trạng vị trí tiêm: Đổ mồ hôi, cảm giác khó chịu, yếu ớt, đau;

Rất hiếm:

  • Rối loạn hệ tim mạch: Rung nhĩ, nhịp tim chậm nghiêm trọng không điều chỉnh được Atropin và có thể cần tạo nhịp kịp thời, rối loạn kích thích thất bao gồm xoắn đỉnh và rung thất;
  • Rối loạn hệ thần kinh: Sự nặng lên tự phát thoáng qua nhanh có thể phục hồi của tăng lực nội sọ;
  • Rối loạn hô hấp: Co thắt phế quản;

Chưa biết:

  • Rối loạn tim mạch: Thỉnh thoảng hạ huyết áp nặng, vô tâm thu/ngưng tim, đôi khi gây tử vong trên bệnh nhân có thiếu máu cục bộ/rối loạn tim tiềm ẩn;
  • Rối loạn hệ thần kinh: Bất tỉnh/ngất, co giật, đặc biệt ở người bệnh dễ bị co giật;
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Suy hô hấp, ngưng thở/ngưng hô hấp;
  • Rối loạn tiêu hóa: Nôn.

Người bệnh cần thông báo có bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị bằng thuốc Adenorythm.

5. Chống chỉ định của thuốc Adenorythm

Chống chỉ định của thuốc Adenorythm trong những trường hợp sau đây:

  • Hội chứng suy nút xoang, người bệnh block nhĩ thất độ hai hoặc ba mà không cấy máy tạo nhịp.
  • Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, vì có thể gây thêm co thắt phế quản.
  • Mẫn cảm với Adenosin hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.
  • Hội chứng QT kéo dài.
  • Hạ huyết áp nặng.
  • Trạng thái mất bù của suy tim.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Adenorythm

  • Vì thuốc có khả năng gây hạ huyết áp đáng kể, nên thận trọng khi sử dụng ở người bệnh hẹp động mạch vành trái, thể tích tuần hoàn giảm chưa có được điều chỉnh, hẹp van tim, luồng thông trái – phải, viêm màng ngoài tim hoặc tràn dịch màng tim, rối loạn thần kinh thực vật.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc ở người bệnh bị nhồi máu cơ tim gần đây, suy tim nặng, người bệnh có khiếm khuyết đường dẫn nhỏ.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Adenorythm ở người bệnh rung nhĩ, cuồng nhĩ và đặc biệt là người bệnh kèm theo đường dẫn truyền phụ, vì có thể tăng dẫn truyền xuống thất qua con đường bất thường.
  • Trường hợp người bệnh xuất hiện cơn đau thắt ngực, nhịp tim chậm nghiêm trọng, hạ huyết áp nặng, suy hô hấp hoặc vô tâm thu/ngưng tim cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức.
  • Adenosin có thể gây co giật ở người bệnh dễ bị co giật, vì vậy người bệnh có tiền sử bị co giật cần theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thuốc.
  • Vì nguy cơ gây xoắn đỉnh nên thận trọng khi sử dụng thuốc Adenorythm ở người bệnh có khoảng QT kéo dài.
  • Adenorythm có thể thúc đẩy hoặc làm nặng hơn cơn co thắt phế quản.
  • Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú: Khuyến cáo không sử dụng thuốc Adenorythm trên các đối tượng này.

7. Tương tác thuốc

  • Dipyridamol làm tăng nồng độ trong huyết tương của Adenosin, vì vậy không sử dụng đồng thời Adenorythm và Dipyridamol.
  • Theophyllin, Aminophyllin và các Xanthin khác là chất đối kháng cạnh tranh với Adenosin, vì vậy tránh sử dụng trong 24 giờ trước khi dùng Adenosin.
  • Tránh sử dụng thức ăn, nước uống chứa Xanthin (cà phê, trà, đồ uống Cola) ít nhất 12 giờ trước khi sử dụng Adenosin.
  • Nicotin làm tăng tác dụng tuần hoàn của Adenosin.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của Adenorythm, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Adenorythm.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

702 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan