Công dụng, thành phần của thuốc Keppra (levetiracetam)

Thuốc Keppra là một loại thuốc chống động kinh được bào chế dưới dạng viên nén bao phim có chứa hoạt chất levetiracetam. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, cũng như tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

1. Trường hợp nào được chỉ định sử dụng thuốc Keppra?

Thuốc Keppra được bào chế dưới dạng viên nén bao phim có chứa hoạt chất levetiracetam, đây là một thuốc chống động kinh. Trên thị trường Việt Nam, viên nén Keppra@ có 2 hàm lượng là 250mg và 500mg. Theo đó, thuốc Keppra được chỉ định cho một số tình trạng sau đây:

Dùng đơn trị liệu để điều trị các cơn động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hoá thứ phát cho người từ 16 tuổi trở lên, mới được chẩn đoán động kinh.

Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng phối hợp trong điều trị:

  • Cơn động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hoá thứ phát cho trẻ em từ 4 tuổi trở lên bị bệnh động kinh.
  • Cơn co giật cơ ở người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên bị bệnh động kinh giật cơ thiếu niên (juvenile Myoclonic Epilepsy).
  • Cơn co cứng co giật toàn thể tiên phát cho người từ 12 tuổi trở lên bị động kinh toàn thể vô căn.
thuốc keppra
Thuốc Keppra là một loại thuốc chống động kinh được bào chế dưới dạng viên nén bao phim

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Keppra

Tuỳ thuộc vào tình trạng lâm sàng, độ tuổi và chức năng thận của bệnh nhân mà liều dùng thuốc Keppra sẽ khác nhau.

Viên nén Keppra@ thường được dùng 2 lần mỗi ngày, có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn và nên sử dụng thuốc vào một thời điểm cố định mỗi ngày để tránh các trường hợp quên thuốc.

3. Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Keppra

Ngoài những câu hỏi như thuốc keppra 500mg giá bao nhiêu hay giá thuốc keppra 500mg như thế nào thì rất nhiều người quan tâm đến các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Theo đó, một số tác dụng phụ được ghi nhận khi sử dụng thuốc Keppra như sau:

  • Rất phổ biến: viêm mũi họng, buồn ngủ, đau đầu
  • Phổ biến: chán ăn, trầm cảm, chống đối, lo lắng, mất ngủ, bồn chồn, chóng mặt, ho...
  • Không phổ biến: quên, suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, rụng tóc, sụt cân, tăng cân,...
  • Hiếm gặp: giảm toàn bộ huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm natri máu, thực hiện hành vi tự tử, rối loạn tính cách....
thuốc keppra
Buồn ngủ, đau đầu là tác dụng phụ được ghi nhận khi sử dụng thuốc Keppra

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Keppra

Việc ngừng thuốc đột ngột có thể làm gia tăng nguy cơ xuất hiện cơn động kinh. Do vậy, người bệnh không nên ngừng thuốc đột ngột và cần được giảm liều từ từ dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, cần theo dõi các dấu hiệu trầm cảm và/hoặc ý định và hành vi tự tử của bệnh nhân khi sử dụng các thuốc chống động kinh. Đặc biệt, bệnh nhân nên đi gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiệu các dấu hiệu này.

Ngoài ra, khi sử dụng Keppra người bệnh cần được theo dõi tần suất động kinh, thời gian xảy ra và độ nặng của các cơn động kinh, các thay đổi về hành vi và tâm lý, chức năng thận, công thức máu.

5. Có nên sử dụng Keppra cho phụ nữ có thai và cho con bú hay không?

Hiện nay, chưa có đủ dữ liệu về việc sử dụng Keppra cho phụ nữ có thai. Thuốc có thể qua được nhau thai nhưng chưa có bằng chứng về việc thuốc này làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh trên thai nhi. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy độc tính đối với khả năng sinh sản.

Không khuyến cáo sử dụng thuốc Keppra khi đang cho con bú do thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ. Người bệnh cần cân nhắc nguy cơ và lợi ích khi sử dụng.

Tóm lại, thuốc Keppra là một loại thuốc chống động kinh khá phổ biến. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

68.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan