Công dụng của thuốc Cortonyl

Thuốc Cortonyl có thành phần chính là natri camphosulfonat và lạc tiên giúp kích thích hệ hô hấp, trợ tim mạch, an thần, gây ngủ. Thuốc cũng có tác dụng tốt trong giảm đau đầu, chữa suy nhược thần kinh, ngủ hay mê sảng, hồi hộp, ngất do suy tim, lao lực.

1. Thuốc Cortonyl có tác dụng gì?

Thuốc trợ tim Cortonyl được chỉ định trong điều trị ngất do suy tim, trợ tim, mất ngủ, an thần, khi lao lực. Thuốc trợ tim Cortonyl có các thành phần bao gồm:

  • Natri camphosulfonat;
  • Lạc tiên (herba passiflorae foetidae);
  • Ngoài ra, còn có những loại tá dược khác vừa đủ 1 lọ.

1.1. Dược lực học thuốc Cortonyl

Hoạt chất Natri camphosulfonat có tác dụng trong kích thích hô hấp và trợ tim.

Lạc tiên thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng, siro hoặc cồn. Thành phần này có tác dụng an thần; điều trị suy nhược thần kinh; gây ngủ; giảm đau đầu, ngủ hay mơ, hồi hộp.

1.2. Dược động học thuốc Cortonyl

Natri camphosulfonat là dẫn chất của camphor, có đặc điểm là dễ tan trong nước, cùng với thành phần lạc tiên được bào chế dưới dạng thuốc nước nên nhanh chóng được hấp thu qua hệ thống ống tiêu hóa sau khi uống thuốc trợ tim Cortonyl.

Cortonyl
Khi bạn quên một liều thuốc trợ tim Cortonyl, hãy dùng càng sớm càng tốt

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Cortonyl

2.1. Cách dùng thuốc trợ tim Cortonyl

Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất và có cách sử dụng khác nhau theo đường dùng. Các đường sử dụng thuốc thông thường phân theo các dạng như sau:

  • Thuốc uống;
  • Thuốc tiêm;
  • Thuốc dùng ngoài;
  • Thuốc đặt.

2.2. Liều dùng thuốc trợ tim Cortonyl

Liều dùng tham khảo:

  • Đối với người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 - 50 giọt pha với khoảng 30 ml nước;
  • Đối với trẻ em: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10 - 15 giọt pha với khoảng 15 ml nước;
  • Hoặc uống thuốc trợ tim Cortonyl theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Liều dùng thuốc trợ tim Cortonyl ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của từng người bệnh. Để có liều điều trị phù hợp, bạn cần tham khảo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

2.3. Trường hợp quá liều, quên liều thuốc trợ tim Cortonyl

Triệu chứng quá liều bao gồm:

  • Đau nhức đầu, choáng váng, rối loạn thị giác.

Triệu chứng quá liều dược chất natri camphosulfonat:

Cần đưa người bị quá liều thuốc tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị, chăm sóc. Phương pháp cấp cứu ngộ độc là những biện pháp điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ.

Khi bạn quên một liều thuốc trợ tim Cortonyl, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu khoảng cách thời gian gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng, tuyệt đối không sử dụng thuốc trợ tim Cortonyl gấp đôi liều đã quy định.

Thuốc Cortonyl
Thuốc Cortonyl có thành phần chính là natri camphosulfonat

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cortonyl

Khi dùng thuốc trợ tim Cortonyl có thể gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn như sau:

  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Đau tức bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa;
  • Dị ứng, nổi mẩn ngứa trên da;
  • Mệt mỏi, nhức đầu và buồn ngủ.

4. Tương tác của thuốc Cortonyl

Trong quá trình sử dụng thuốc trợ tim Cortonyl, nếu bạn phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như khả năng chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể.

Bạn cần thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để hạn chế xảy ra các tương tác ngoài ý muốn.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Cortonyl

Trước khi sử dụng thuốc trợ tim Cortonyl bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

5.1. Chống chỉ định thuốc trợ tim Cortonyl

Thuốc thuốc trợ tim Cortonyl chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em < 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hay co giật nguyên nhân do sốt cao;
  • Người đang lái xe hay vận hành máy móc do thuốc có tác dụng an thần, gây buồn ngủ.
  • Người có cơ địa nhạy cảm hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

5.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc trợ tim Cortonyl

Các trường hợp sau cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cortonyl:

  • Cần được xem xét khi kê đơn đối với phụ nữ đang cho con bú, trẻ em và nhóm người mắc bệnh gan hay động kinh;
  • Thuốc trợ tim Cortonyl có thể gây hại cho răng;
  • Nếu bạn có tiền sử không dung nạp đường, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc trợ tim Cortonyl;
  • Thuốc có hại cho người nghiện rượu;
  • Thời kỳ mang thai: Thuốc trợ tim Cortonyl có chứa thành phần qua được nhau thai. Vì vậy, không sử dụng Cortonyl cho phụ nữ có thai;
  • Thời kỳ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Chỉ nên dùng thuốc khi bác sĩ điều trị đã cân nhắc lợi ích lớn hơn so với nguy cơ.

5.3. Lưu ý khi bảo quản thuốc trợ tim Cortonyl

Nếu nhận thấy thuốc trợ tim Cortonyl xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng nữa.

Thuốc trợ tim Cortonyl cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh tiếp xúc với ánh nắng chiếu trực tiếp.

Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ nhỏ có thể uống phải thuốc trợ tim Cortonyl mà không biết.

Tóm lại, thuốc Cortonyl có tác dụng kích thích hệ hô hấp, trợ tim mạch, an thần, gây ngủ. Liều lượng hấp thụ và điều trị ở mỗi người có sự thay đổi nhất định. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan