Các phản ứng phụ có thể gặp của thuốc Azedra

Thuốc Azedra chứa hoạt chất Iobenguane I 131 – một loại thuốc phóng xạ được chỉ định trong điều trị u tủy thượng thận, u tế bào cận hạch thần kinh. Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Azedra qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng thuốc Azedra

Thuốc Azedra là thuốc gì?”. Thuốc Azedra chứa hoạt chất Iobenguane I131 – một loại thuốc phóng xạ bào chế dưới dạng tiêm. Azedra được chỉ định trong các bệnh lý sau:

2. Liều dùng thuốc Azedra

Azedra thuộc nhóm thuốc kê đơn dùng bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Liều dùng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng dung nạp của người bệnh.

Thuốc Azedra thường được tiêm truyền liều đầu tiên trong 1 giờ sau khi thực hiện 3 xét nghiệm X quang. Sau đó liều bổ sung được thực hiện cách liều trước đó ít nhất 90 ngày.

Bác sĩ có thể chỉ định Azedra phối hợp với các loại thuốc khác nhằm giúp bảo vệ tuyến giáp của người bệnh khỏi bị phơi nhiễm với bức xạ của Azedra.

Người bệnh nên uống ít nhất khoảng 2 lít vào trước ngày điều trị bằng thuốc Azedra và trong 1 tuần sau khi dùng thuốc. Bởi Azedra là thuốc phóng xạ nên có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang của người bệnh nếu không được đào thải đúng cách qua đường nước tiểu.

Trong thời gian điều trị bằng Azedra, người bệnh có thể tăng số lần đi tiểu trong ngày, đây được xem là cơ chế giúp cơ thể loại bỏ các chất phóng.

Thuốc có thể làm giảm số lượng tế bào máu. Vì vậy người bệnh cần được thực hiện xét nghiệm công thức máu, mức huyết áp và chức năng thận định kỳ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Azedra

Thuốc Azedra có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Thường gặp: Giảm số lượng tế bào máu, mệt mỏi, nôn, buồn nôn, chóng mặt, huyết áp thấp;
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng: Ho khan, tức ngực, khó thở, bầm tím da, chảy máu bất thừơng, xuất hiện đốm tím hoặc đỏ dưới da, các triệu chứng của bệnh tuyến giáp, đau khớp, cứng khớp, đau hoặc yếu cơ, số lượng bạch cầu thấp, lở miệng, lở loét da, ho, đau họng, khó thở, tế bào hồng cầu thấp, mệt mỏi bất thường, choáng váng, khó thở, tay chân lạnh.

Trường hợp gặp phải các tác dụng phụ, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Azedra và thông báo cho bác sĩ điều trị để được xử trí kịp thời.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Azedra

Trước khi điều trị bằng Azedra, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn – đồ uống, tiền sử mắc bệnh lý về thận.

Thuốc Azedra có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư khác như ung thư bạch cầu. Người bệnh cần được thông báo nguy cơ trước khi điều trị.

Người bệnh cần chắc chắn không mang thai trước khi điều trị bởi những nguyên nhân sau:

  • Thuốc Azedra làm tăng nguy cơ gây hại cho thai nhi nếu người mẹ hoặc cha đang điều trị bằng thuốc;
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Azedra ở phụ nữ đang mang thai. Lưu ý sử dụng biện pháp tránh thai trong điều trị bằng thuốc và ít nhất 7 tháng sau liều thuốc cuối cùng;
  • Đối với bệnh nhân nam cần sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả nếu bạn tình có khả năng mang thai, tiếp tục dùng biện pháp tránh thai ít nhất 7 tháng sau liều thuốc cuối cùng;
  • Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị trong trường hợp mang thai khi đang điều trị bằng Azedra.

Đối với phụ nữ đang cho con bú: Không cho con bú khi đang điều trị bằng Azedra và ít nhất 80 ngày sau liều thuốc cuối cùng.

5. Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Azedra như sau:

Trên đây là thông tin về thuốc Azedra, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Khi không còn sử dụng thuốc thì bạn cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: drugs.com

30 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan