Làm thế nào để bác sĩ xác định tình trạng bệnh nếu bạn có mô vú dày đặc?

Không ít người đã được nghe tới tình trạng mô vú dày đặc và băn khoăn liệu bản thân có mô vú dày đặc hay không. Làm thế nào để các bác sĩ xác định một trường hợp là mô vú dày đặc?

1. Mô vú dày đặc là gì?

của phụ nữ được cấu thành từ nhiều loại mô khác nhau, chẳng hạn như mô mỡ, các tuyến tiết sữa, hệ thống ống tuyến và các mô liên kết. Mật độ của vú là thuật ngữ để miêu tả sự tương quan tỉ lệ giữa các thành phần của vú. Mô vú dày đặc là khi có nhiều mô liên kết, các tuyến tiết sữa, hệ thống ống tuyến (mô đặc) và có tương đối ít mô mỡ (mô không đặc).

Mỗi người phụ nữ có số lượng mô vú đặc khác nhau, và mô vú dày đặc là một hiện tượng sinh lý bình thường, phổ biến. Mô vú dày đặc có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, với đa số phụ nữ thì vú sẽ ngày càng ít đặc hơn khi họ già đi, tuy nhiên ở một số người thì sẽ có rất ít thay đổi diễn ra.

2. Làm thế nào để xác định mô vú dày đặc?

Mật độ của vú không thể nhận biết bằng cảm giác của bản thân, bằng đánh giá kích thước của vú hoặc bằng cách tự khám vú. Bác sĩ cũng không thể nhận biết mật độ của vú thông qua khám lâm sàng, mà mật độ của vú phải được đánh giá trên kết quả chụp nhũ ảnh.

Những điều cần biết khi chụp nhũ ảnh
Chụp nhũ ảnh để xác định tình trạng mô vú

Trên kết quả chụp nhũ ảnh, mô không đặc có màu tối và trong, còn mô đặc là những vùng có màu trắng đục. Dựa trên tỉ lệ giữa mô không đặc với mô đặc mà bác sĩ sẽ nhận định mức độ mật độ của vú. Phân loại mật độ của vú hiện nay sử dụng theo Hệ thống báo cáo và dữ liệu chẩn đoán hình ảnh về vú (Breast Imaging Reporting and Data System - BI-RADS), các mức độ được kí hiệu bằng chữ cái, cụ thể là:

  • A: Thành phần vú hầu hết là mô mỡ (chiếm khoảng 10% tổng số kết quả).
  • B: Rải rác các vùng xơ tuyến, nhưng thành phần vú chủ yếu vẫn là các mô không đặc (chiếm khoảng 40% tổng số kết quả).
  • C: Mô đặc không đồng nhất, nghĩa là vẫn có những vùng mô không đặc, nhưng thành phần vú chủ yếu là mô đặc (chiếm khoảng 40% tổng số kết quả).
  • D: Mật độ vú rất dày, hầu hết là mô đặc (chiếm khoảng 10% tổng số kết quả).

Thông thường, nếu kết quả được đánh giá xếp vào loại C hoặc D thì có nghĩa là mô vú dày đặc, do đó, có đến phân nửa số phụ nữ chụp nhũ ảnh sẽ nhận được kết quả là mô vú dày đặc.

3. Tại sao lại có hiện tượng mô vú dày đặc?

Cho đến ngày nay người ta vẫn chưa biết rõ tại sao một số phụ nữ lại có mô vú dày đặc trong khi số khác lại không, tuy nhiên khả năng có mô vú dày đặc sẽ cao hơn nếu:

  • Tuổi còn trẻ: Mô vú có xu hướng trở nên ít đặc hơn theo thời gian, tuy nhiên một số phụ nữ sẽ có rất ít thay đổi dù già đi.
  • chỉ số khối cơ thể (body mass index - BMI) thấp: Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể thấp thì dễ có nhiều mô vú đặc hơn so với những phụ nữ béo phì.
  • Đang sử dụng liệu pháp nội tiết tố cho vấn đề mãn kinh: Những phụ nữ sử dụng liệu pháp nội tiết tố để làm giảm nhẹ các dấu hiệu và triệu chứng của mãn kinh dễ có mô vú đặc hơn.
Chỉ số BMI
Chỉ số BMI thấp cũng làm tăng khả năng mô vú bị dày hơn bình thường

4. Phụ nữ có mô vú dày đặc gặp phải vấn đề gì?

Trước tiên cần khẳng định mô vú dày đặc là một hiện tượng sinh lý bình thường, phổ biến. Tuy nhiên phụ nữ có mô vú dày đặc đối mặt với hai vấn đề sau:

  • Tăng nguy cơ bỏ sót ung thư vú: Các dấu hiệu của ung thư có thể bị che lấp bởi hiện tượng mô vú dày đặc.
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư vú: Lý do tại sao hiện chưa rõ.

5. Sàng lọc ung thư vú đối với phụ nữ có mô vú dày đặc như thế nào?

Đa số các tổ chức y khoa khuyến cáo phụ nữ với nguy cơ ung thư vú trung bình nên xem xét thực hiện tầm soát ung thư vú khi bắt đầu bước vào tuổi 40. Những phụ nữ có mô vú dày đặc nhưng không có yếu tố nguy cơ ung thư vú khác, được nhận định là có nguy cơ ung thư cao hơn mức trung bình và nên thực hiện tầm soát định kỳ.

Mô vú dày đặc khiến việc đọc kết quả chụp nhũ ảnh khó khăn hơn, do dấu hiệu của ung thư có thể bị mô đặc của vú che lấp (cả hai đều có màu trắng đục trên kết quả chụp nhũ ảnh). Mô vú càng dày đặc thì việc phát hiện ra ung thư càng khó. Tuy nhiên chụp nhũ ảnh đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả nhất trong việc phát hiện ung thư vú.

ung thư vú
Phụ nữ có mô vú dày đặc khiến việc sàng lọc ung thư thực hiện khó hơn

Trong trường hợp mô vú quá dày đặc, một số kĩ thuật khác có thể được chỉ định tiến hành nhằm tăng khả năng phát hiện ung thư vú. Các kĩ thuật đó bao gồm siêu âm vú, chụp cộng hưởng từ vú, chụp vú 3-D (3-D mammogram, breast tomosynthesis), hoặc chụp vú phân tử (molecular breast imaging - MBI). Mỗi một kĩ thuật có ưu nhược điểm riêng, bác sĩ sẽ tư vấn cặn kẽ dựa trên từng trường hợp cụ thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp Gói Tầm soát ung thư vú cho chị em phụ nữ, giúp phát hiện sớm ung thư vú ngay cả khi chưa có triệu chứng. Khi đăng ký Gói, khách hàng sẽ được:

  • Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu;
  • Tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú 2 bên và chụp X-quang tuyến vú.

Để thăm khám và điều trị tại Vinmec, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

235 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan