Đánh giá khả thi tính liều của kĩ thuật xạ trị vmat khi bệnh nhân nhịn thở cuối thì thở ra điều trị triệt căn ung thư thực quản ngực tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tác giả: Đoàn Trung Hiệp, Trần Bá Bách, Nguyễn Đình Long.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đối chiếu các chỉ số cấp liều cho thể tích điều trị và liều chiếu vào cơ quan nguy cấp giữa kĩ thuật 3D-CRT và kĩ thuật xạ trị điều biến thể tích cung tròn - VMAT trong xạ trị triệt căn ung thư thực quản ngực.

Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi thực hiện lập kế hoạch VMAT, 3D-CRT trên 05 bệnh nhân ung thư thực quản ngực. Tất cả thông số tính liều trên DVH của mỗi kế hoạch đều được phân tích.

Kết quả: Chỉ số CI đối với PTV của VMAT tốt hơn hẳn 3D-CRT và có ý nghĩa thống kê (p = 0,0000). Chỉ số HI đối với PTV không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3D-CRT và VMAT (p = 0,6631). Đối chiếu các chỉ số tính liều giữa 2 kĩ thuật cho thấy: đối với phổi các chỉ số V5Gy, V10Gy của 3D-CRT thấp hơn, trong khi các chỉ số quan trọng V20Gy, V30Gy của VMAT tốt hơn (giá trị p lần lượt là 0,0004; 0,0019; 0,0054; 0,0230). Liều xạ vào tim của VMAT thấp hơn có ý nghĩa thống kê đối với cả 3 chỉ số V30Gy, V40Gy và V50Gy (giá trị p lần lượt là 0,0116; 0,0022; 0,0049). Liều vào tủy sống của VMAT cũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với 3D với p = 0,0005.

Kết luận: VMAT cho kết quả tính liều xạ đạt được những tiêu chuẩn của xạ trị thực quản xét trên tất cả tiêu chuẩn tính liều dành cho PTV cũng như giảm liều chiếu vào cơ quan nguy cấp như tủy sống, phổi, tim. VMAT kết hợp có thể áp dụng cho bệnh nhân ung thư thực quản ngực.

457 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan