Developmental areas to watch out for in 1-year-olds

This is an automatically translated article.


Article by Master of Psychology Tran Ngoc Ly - Center for Regenerative Medicine, Vinmec Times City International Hospital

1-year-old children are often focused on height, weight, physical health rather than care and promote mind movement. Many parents will think "Children are young, what can they teach?" But in fact, children of any age “have abilities beyond our imagination”

1. Why is it important to pay attention to interacting with 1-year-old children?


1 year old is the period when the child completely changes the position from lying down, crawling to toddler learning to walk on two legs, or there are children who have already walked steadily. When movement changes in the direction of height, children's vision is also expanded, which is a necessary time for children to be introduced and explore the world around them. At this time, the child's need to explore the world is also increasing, needing to be stimulated and facilitated by caregivers to satisfy those essential needs. Children have also begun to have their own interests, have a certain love and hate for things around them, know how to react to rejection with strong actions and words. Because of these factors, children need proper interaction, guidance and stimulation to be as independent as possible.
At 1 year old, there are 2 skills that will be especially developed in children, which are observation skills and imitation skills. As a natural need, 1-year-olds look at those around them and subconsciously repeat their actions. However, the motor ability of this age is still limited, so children can only do a small part of what they see. Even so, the absorbing mind still stimulates the child to constantly observe, learn, repeat and perform new actions continuously.

2. Psychological aspects that need attention in 1-year-old children


2.1 Vận động thô Cha mẹ và người chăm sóc cần tập luyện để trẻ có thể tự chủ hơn trong các hoạt động vận động như:
Tập đi vịn theo tường Tập ngồi dậy tự đi mà không cần người lớn bế nhiều Tập thay đổi tư thế một cách linh hoạt từ nằm sang ngồi dậy rồi đứng lên... Cha mẹ cũng nên tạo cơ hội để đôi chân của trẻ cũng nên được tiếp xúc với những chất liệu khác nhau chứ không chỉ giới hạn ở sàn nhà và dép tập đi. Bởi trẻ càng được vận động chân nhiều, góc nhìn của trẻ về thế giới xung quanh càng đa dạng , trẻ càng được khám phá nhiều sự vật khác nhau ở thế giới bên ngoài.
Ví dụ: Khi nằm sấp, trẻ chỉ nhìn được những thứ ở dưới đất và phía trước mặt. Nhưng khi trẻ lẫy và ngồi được, trẻ có thể nhìn thẳng với phạm vi xa hơn 2m, hoặc nhìn toàn bộ trần nhà nếu trẻ tự di chuyển được. Vì vậy, trẻ cần được tự do vận động nhiều nhất trong khả năng của mình và giảm bớt sự bế ẵm của người lớn, khiến trẻ bị phụ thuộc về vận động.
2.2. Vận động tinh ở trẻ 1 tuổi Giai đoạn một tuổi, sức mạnh của đôi chân vô cùng tuyệt vời, cũng là một cơ hội để trẻ được sử dụng đôi tay nhiều hơn . Trẻ không chỉ với được đồ chơi, cầm nắm đồ chơi, kết hợp nhiều đồ trên tay...
Nhu cầu của trẻ ở giai đoạn này với đôi bàn tay là trẻ cần được sờ và chạm vào đồ vật liên tục . Vì vậy, nên cho trẻ được chạm vào nhiều đồ vật với nhiều chất liệu khác nhau , ví dụ như thức ăn mềm, các đồ chơi bằng nhựa cứng, các đồ chơi bằng nhựa dẻo, đồ vật bằng xốp... Hoặc các chất liệu tự nhiên như lá cây, nước, cát sỏi, đất, gỗ...
Đôi bàn tay của trẻ còn cần được hướng dẫn để thực hiện nhiều thao tác khác nhau với cùng một đồ vật thật linh hoạt. Ví dụ, với giấy, trẻ cần biết cách vò giấy, giựt giấy, xé giấy, ném giấy...
2.3. Giao tiếp ở trẻ 1 tuổi Khi mà nhu cầu vận động tăng, nhu cầu được di chuyển thay đổi, nhu cầu khám phá mọi sự vật cao, đồng thời khả năng quan sát và bắt chước hành vi phát triển vượt bậc thì nhu cầu hiểu ngôn ngữ và nhu cầu phát ra âm lời nói cũng cải thiện theo chiều hướng tích cực . Để đáp ứng tốt nhu cầu ngôn ngữ của trẻ 1 tuổi, cha mẹ và người chăm sóc trước tiên cần chú trọng đến cách thức tương tác và giao tiếp với trẻ . Trẻ 1 tuổi có chiều cao chỉ ngang với đầu gối của người lớn, nên tầm nhìn của trẻ cũng chỉ dừng ở mức đó. Vậy nên người lớn cần ngồi thấp xuống , ngang tầm mắt với trẻ, giao tiếp mắt với trẻ để trẻ thấy rõ được khuôn mặt, giọng nói, khẩu hình của người đối diện một cách rõ nhất.
Lúc này, cha mẹ và người chăm sóc luôn cần nói với trẻ về mọi thứ xung quanh với những câu ngắn gọn, từ dễ hiểu và có trọng tâm. Ví dụ, có thể giới thiệu với trẻ về hoạt động tắm : “ Bé ơi, giờ mình đi tắm nhé. Chúng mình đi lấy quần, lấy áo, lấy bỉm nhé. Cởi áo nào. Cởi quần nào...” Hoặc có thể kết hợp giới thiệu về đường phố khi cho trẻ đi dạo “Đây là nhà sách, mẹ sẽ mua sách cho con. Tiếp đến là siêu thị, mẹ cần vào mua sữa. Đi đến chỗ rẽ là về đến nhà rồi” . Mục đích của việc giới thiệu các hoạt động là để tăng cường khả năng hiểu ngôn ngữ, tăng cường sự chú ý và tích lũy vốn từ cho trẻ , đảm bảo trẻ luôn được “tắm” trong môi trường ngôn ngữ.
Cha mẹ và người chăm sóc có thể đặt ra một số câu hỏi đơn giản về nhu cầu của trẻ, để trẻ được tham gia vào hoạt động của chính mình . Với một em bé có ý chí, trẻ sẽ tìm cách để trả lời nhu cầu của mình qua ngôn ngữ (“có”, “không”, hoặc “cá”) hoặc qua hành động (đẩy tay đồ này ám chỉ việc không thích, chỉ tay vào đồ khác để thể hiện sự lựa chọn)
2.4. Cho trẻ 1 tuổi làm quen với các quy tắc Trẻ 1 tuổi có thể hiểu và thực hiện theo các quy tắc nếu được người lớn hướng dẫn. Ví dụ như:
Chào người khác khi mới gặp, hoặc khi ra về (với sự hỗ trợ của bố mẹ) Dừng hành vi không phù hợp khi người lớn yêu cầu (ban đầu trẻ chỉ thể hiện bằng cách dừng tạm thời hoặc chun mũi để trêu người lớn, nhưng nếu nhất quán thực hiện thì trẻ sẽ hiểu vấn đề và làm theo được) Dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi Lấy đồ cho bố mẹ... Những quy tắc và những công việc này trẻ không tự biết và không tự thực hiện được, nên người lớn cần làm mẫu, đưa ra đề nghị bằng ngôn ngữ hoặc cử chỉ, và thực hiện thường xuyên với trẻ. Những công việc này sẽ diễn ra từ đơn giản đến phức tạp. Thậm chí, có những việc người lớn chỉ cần làm mẫu, là trẻ sẽ thực hiện được theo, nhưng cũng có những việc mà người lớn phải cầm tay trẻ để hỗ trợ. Sau đó, người lớn giảm dần hỗ trợ thể chất, để trẻ tự thực hiện các quy tắc đó.
2.5. Trẻ 1 tuổi chơi Giai đoạn dưới 2 tuổi là giai đoạn phát triển môi miệng - trẻ có thể tự chơi bằng cách khám phá : Ném, liếm, hoặc cắn đồ nhưng cũng có thể trẻ sẽ bắt chước người khác một vài hành vi đơn giản với đồ vật (bắt chước xúc thìa, bắt chước lấy lược chải đầu...). Tùy vào nhu cầu và đặc điểm của từng trẻ, chúng ta có thể lựa chọn nên để trẻ khám phá bằng cách cắn đồ hay là nên khuyến khích trẻ bắt chước các hoạt động. Cha mẹ và người chăm sóc có thể đặt ra một số quy tắc cho trẻ khi chơi, ví dụ: trẻ có thể cắn một số món đồ nào đấy, nhưng khi mẹ yêu cầu thì phải dừng lại, và nhất quán thực hiện việc đó. Điều quan trọng của việc này là trẻ 1 tuổi vẫn được khám phá những thứ đồ mới lạ, có thể đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, nhưng cũng cần học dần cách phân biệt nguy hiểm.
Việc chơi ở giai đoạn 1 tuổi chưa cần chú trọng nhiều đến việc tương tác với người khác, hoặc cần sử dụng đúng chức năng của đồ vật, đồ chơi. Trẻ chỉ cần có những hoạt động để trẻ khám phá bằng các giác quan, để trẻ được cảm nhận thực tế các đồ vật, để có cơ sở hình thành dần những kỹ năng và nhận thức cao hơn. Một số món đồ chơi nên được khuyến khích là các đồ chơi tạo ra âm thanh, các đồ chơi nhân quả, hoặc các loại đồ chơi chồng cao, các đồ chơi có thể lấy vào và bỏ ra... để trẻ được thỏa sức khám phá theo nhu cầu của mình.
Bên cạnh đó, trẻ nên được chơi và khám phá nhiều trong môi trường tự nhiên, đơn giản như:
Cho trẻ đi dạo, ngắm cảnh: trẻ sẽ được nhìn những đồ vật thực tế như các loại cây, các loại hoa, những chú chim, chú ong; sẽ được cảm nhận sự mát mẻ của gió Cho trẻ được chạm/sờ vào những đồ vật thực tế ngoài môi trường Để trẻ được tự do đi lại giữa không gian rộng, được nhặt những đồ mà trẻ thấy lạ lùng ... Tóm lại, bất kể giai đoạn phát triển nào của trẻ cũng đáng lưu ý và tôn trọng. Ở giai đoạn một tuổi, các lĩnh vực trên đang trong quá trình phát triển, và là nền tảng để trẻ phát triển tâm trí cũng như nhận thức ở các giai đoạn sau nên cần được người chăm sóc lưu ý. Có thể ở mỗi đứa trẻ, con sẽ thông minh theo một cách khác, có thể con không trở thành thiên tài, nhưng con cần được độc lập, được tự do khám phá những thứ mình thích, có dũng khí để vượt qua khó khăn. Người lớn cần xây dựng thói quen cho chính bản thân mình trong việc tạo những kích thích và con đường để trẻ được tự chủ hơn.
Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tâm huyết, Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục, Trung tâm Y học tái tạo, Bệnh Đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City mang đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với các dịch vụ:
Khám sàng lọc, tư vấn ghép Tế bào gốc điều trị tự kỷ, bại não , xơ gan, rối loạn cơ tròn do thoát vị màng não tủy, tổn thương tủy sống, di chứng viêm não, tổn thương não do đuối nước... Khám và phục hồi chức năng nhi khoa Khám tâm lý và can thiệp tâm lý cho trẻ em

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

Share
Patients Stories