Khớp cổ chân phát ra tiếng kêu là dấu hiệu bệnh gì?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em năm nay 28 tuổi. Khớp cổ chân phải em cứ hoạt động mạnh hay xoay cổ chân hoặc ấn mạnh vào góc dưới mắt cá thì đau, xoay thì kêu rắc rắc. Vậy bác sĩ cho em hỏi khớp cổ chân phát ra tiếng kêu là dấu hiệu bệnh gì? Ngón tay giữa bên phải của em cũng thế. Em cảm ơn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Hiền - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Khớp cổ chân phát ra tiếng kêu là dấu hiệu bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Khô khớp gối được hiểu là tình trạng chất nhờn khu vực khớp gối bị thiếu hụt nghiêm trọng. Chính điều này đã dẫn đến khả năng di chuyển, vận động của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn, phát ra các âm thanh lạo xạo trong khớp. Bệnh nếu không được điều trị sớm, kịp thời có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt sau này. Khô khớp ở người trẻ là tình trạng diễn ra khá nhiều hiện nay, nhất là ở đối tượng 25 - 35 tuổi tăng đáng kể. Ngoài ra, bị khô khớp khi ở lứa tuổi rất trẻ sẽ khiến cho việc vận động sau này của người bệnh trở nên khó khăn.

Biểu hiện người bệnh dễ dàng ghi nhớ nhất để nhận biết khô khớp đó là: Những tiếng lạo xạo, lục cục quanh khớp phát ra nhiều khi người bệnh vận động hay di chuyển. Nhất là khi leo cầu thang, những tiếng kêu này phát ra rõ ràng.

Nguyên nhân thực chất của tình trạng khô khớp là do sụn khớp thoái hóa và làm khớp tiết dịch kém đi, từ đó làm một số phản ứng viêm khớp, vôi hóa xuất hiện. Người trẻ dễ bị khô các khớp bởi những yếu tố sau đây:

  • Do thói quen vận động quá sức: Theo các chuyên gia nhận định, khi người bệnh thường xuyên vận động nặng và lặp đi lặp lại một động tác trên một khớp, chúng sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Chính điều này có thể gây ra tình trạng giãn dây chằng và thương tổn sụn. Nếu người bệnh vận động với cường độ nhiều và nặng hơn, nguy cơ thoái hóa, khô khớp cũng sẽ dịch chuyển theo đó. Đây chính là lời giải đáp cho vấn đề vì sao các vận động viên phải đối mặt với nguy cơ khô khớp nhiều hơn.
  • -Lười vận động gây khô khớp: Khô khớp ở người trẻ có thể đến từ thói quen lười vận động, không chịu tập luyện thể thao. Chúng làm cho phần cơ xương khớp bị lỏng lẻo, không vững chãi và bị yếu dần đi. Người ta nói rằng, việc tăng sức mạnh của cơ bắp dù là vận động bình thường cũng giúp giảm đến hơn 30% nguy cơ người trẻ bị thoái hóa khớp.
  • Một chế độ ăn uống không khoa học, nhiều purin có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Những thực phẩm xấu cho khớp mà người trẻ thường xuyên nạp nhiều như: thịt đỏ, đồ ăn dầu mỡ, nội tạng động vật, chất kích thích,... Những người bị thừa cân có nguy cơ rất cao bị khô khớp, đặc biệt là vùng khớp gối. Bởi vậy, đối tượng là người béo phì, người bị thừa cân nếu không có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp rất dễ bị mắc bệnh. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn tác động xấu đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
  • Một số người trẻ gặp phải tình trạng bị lão hóa sớm và khiến cho sụn, xương dưới sụn nhanh bị ăn mòn, phá hủy. Điều này khiến cho khả năng tiết dịch bôi trơn ổ khớp bị suy giảm nhanh chóng. Mặc dù tình trạng này không phổ biến, tuy nhiên chúng ta cần hết sức cẩn thận với những trường hợp này. Người trẻ bị mắc bệnh do ảnh hưởng của lão hóa sớm được gọi là khô khớp dạng nguyên phát.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai, ngăn ngừa các bệnh xương khớp. Đi bộ, bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh hoặc các bài tập thể thao nhẹ nhàng là phương pháp hiệu quả. Trong sinh hoạt và lao động luôn giữ cơ thể luôn thẳng, đúng tư thế. Tránh tư thế cong lưng, cúi cổ, ngồi hoặc nằm nghiêng vẹo, đứng trụ 1 chân ... thường xuyên và liên tục để bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối.

Trường hợp của bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất có chuyên khoa cơ xương khớp để được các bác sĩ thăm khám, chụp x quang các khớp, siêu âm khớp, từ đó giúp chẩn đoán và hướng dẫn tập luyện, điều trị cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về khớp cổ chân phát ra tiếng kêu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • bệnh khô khớp nên ăn gì
    Bị bệnh khô khớp gối nên ăn gì?

    Khô khớp gối là bệnh khá phổ biến hiện nay, không chỉ gặp ở người già mà còn xảy ra ở giới trẻ. Khô khớp gối khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển và làm ảnh hưởng đến ...

    Đọc thêm
  • Glupain Forte
    Công dụng thuốc Glupain Forte

    Thuốc Glupain Forte có chứa thành phần chính là glucosamin hydroclorid được bào chế ở dạng viên nang cứng. Thuốc Glupain Forte được chỉ định trong điều trị giảm thiểu các triệu chứng của thoái hóa khớp gối mức độ ...

    Đọc thêm
  • Ostigold 750
    Công dụng thuốc Ostigold 750

    Thuốc Ostigold 750mg chứa hoạt chất chính là Glucosamine. Ostigold 750 được chỉ định với mục đích hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp. Vậy Ostigold 750 có tác dụng gì và bệnh nhân nên dùng thuốc như ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Ostigold 500
    Công dụng thuốc Ostigold 500

    Ostigold 500 là sản phẩm có tác dụng chống viêm nhẹ, chống thoái hoá và giúp phục hồi tổn thương do thoái hoá khớp, làm chậm quá trình thoái hoá khớp. Để có thể sử dụng sản phẩm này một ...

    Đọc thêm
  • gafnix
    Công dụng thuốc Gafnix

    Thuốc Gafnix có tác dụng gì? Với thành phần chính là Glucosamin HCl và Natri Chondroitin sulfat, thuốc Gafnix có công dụng rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý về viêm khớp, đau nhức xương khớp. Quá ...

    Đọc thêm