Nguyên nhân ngón tay không co duỗi được

Hiện tượng ngón tay không duỗi thẳng được thường xảy ra ở khớp giữa. Điều này là nguyên nhân khiến ngón tay bị co lại giống như đang bóp cò nên có tên gọi chung là bệnh lý “ngón tay cò súng”.

1. Ngón tay không co duỗi được là gì?

Ngón tay không duỗi thẳng được hay còn gọi là ngón tay cò súng, ngón tay bật, ngón tay lò xo. Bệnh lý này thường gặp ở nữ hơn nam giới, ở một ngón hay nhiều ngón.

Với các công việc thường xuyên phải gập và duỗi ngón tay như nghề thợ may, cắt tóc, người đánh máy vi tính hay phẫu thuật viên... thì dễ gặp tình trạng này hơn so với những người khác.

Triệu chứng bệnh ban đầu có vẻ không nghiêm trọng nhưng dần dần theo thời gian những triệu chứng này sẽ trở nên nặng hơn. Hội chứng “ngón tay cò súng” hay tình trạng ngón tay không co duỗi được thường xảy ra vào buổi sáng, khi bạn nắm lấy một thứ gì đó trong bàn tay hoặc duỗi thẳng ngón tay của mình và không co lại được.

Các dấu hiệu của hội chứng này bao gồm:

  • Cứng các khớp ngón tay, đặc biệt là vào buổi sáng khi vừa thức dậy;
  • Cảm giác bật hoặc tách đau đớn khi bạn uốn gập, co ngón tay hay duỗi thẳng một ngón tay;
  • Đau nhức hoặc sưng tấy ở trong lòng bàn tay, tại gốc ngón cái không duỗi thẳng được;
  • Ngón tay bị cứng lại và cứ giữ nguyên tư thế bị uốn gập, sau đó đột ngột bật thẳng ra;
  • Ngón tay bị cứng lại và khóa ở tư thế uốn gập, không thể duỗi thẳng ra được;
  • Ngón tay có thể bị kẹt tại một tư thế cố định và bạn phải dùng tay bên lành kéo duỗi ra.
Tìm hiểu hiện tượng ngón tay cò súng (ngón tay bật) ở trẻ em

2. Nguyên nhân ngón tay không duỗi thẳng được

Vận động của các ngón tay thực hiện được nhờ hoạt động gấp, duỗi của gân gấp và gân duỗi. Gân gấp nằm trong một ống và đây là hệ thống bao gân, ròng rọc.

Tình trạng ngón tay không duỗi thẳng được xảy ra khi hoạt động của gân gập với bao gân và ròng rọc bị cản trở.

Nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng này là những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc do khi bạn gập và duỗi ngón tay quá mức.

Ngoài ra, một số bệnh lý mãn tính khác như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp cũng là nguyên nhân khiến bao gân bị viêm dày lên. Điều này làm cho gân gấp không thể trượt nhẹ nhàng, trơn tru trong bao gân. Cuối cùng dẫn đến tình trạng ngón tay kẹt và không thể duỗi thẳng ra được.

3. Điều trị ngón tay không co duỗi được

Hiện nay có 3 phương pháp để điều trị tình trạng ngón tay không co duỗi được, bao gồm:

3.1. Phương pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật, không xâm lấn

Với phương pháp này, người đang gặp tình trạng ngón tay không co duỗi được phải dùng liệu trình thuốc chống viêm không chứa steroid kết hợp với việc trị liệu, nẹp và điều chỉnh hoạt động của tay. Nhìn chung, phương pháp điều trị này chỉ được áp dụng cho những người mắc hội chứng này lần đầu hoặc đang trong cấp độ I và giai đoạn đầu của cấp độ II.

3.2. Phương pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật và có xâm lấn

Với phương pháp này, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành tiêm trực tiếp vào vùng màng bao quanh gân gấp. Thuốc tiêm có chứa hỗn hợp chất gây tê cục bộ và dược chất corticosteroid. Hỗn hợp này có tác dụng điều trị tình trạng viêm ở vùng mô ròng rọc A1 và giảm nhẹ tình trạng ngón tay không co duỗi được.

Hiệu quả của phương pháp điều trị này có thể trong thời gian ngắn hoặc lâu dài và luôn có khả năng tái phát bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên tiêm quá nhiều lần. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế thì bạn chỉ khuyến khích tối đa 2 lần tiêm vào 1 ngón tay bị tật, trừ ngón út thì chỉ tiêm 1 lần.

Nguyên nhân là do dược chất corticosteroid có thể gây yếu gân và dẫn tới vỡ (rách) gân nhẹ nếu tiêm quá nhiều lần. Phương pháp điều trị này được khuyến khích sử dụng khi phương pháp không xâm lấn kể trên không có hiệu quả và áp dụng cho bệnh đang ở cấp độ II hoặc III.

3.3. Can thiệp ngoại khoa

Với phương pháp này, vùng mô ròng rọc A1, mô ròng rọc hình tròn và thậm chí một phần của mô ròng rọc A2 sẽ được tiến hành cắt bỏ thông qua một đường rạch nhỏ ở vị trí gốc ngón tay.

Việc tái phát hội chứng ngón tay bật hay tình trạng ngón tay không co duỗi được sau khi phẫu thuật là rất hiếm gặp. Khi bệnh ở cấp độ IV, bác sĩ có thể thực hiện thêm một thủ thuật để giải phóng khớp gian đốt gần, khớp nối giữa các xương ngón tay giúp ngón có thể uốn gập vào trong lòng bàn tay (mà hiện tại đang bị mắc kẹt do khớp bị cứng lại từ lâu). Bác sĩ điều trị sẽ cần phải rạch thêm một đường khác ở trên vùng khớp này để thực hiện thủ thuật.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú Mastectomy có nguy hiểm không?
Điều trị ngón tay không co duỗi được bằng phương pháp phẫu thuật khả năng tái phát rất thấp

Tóm lại, tình trạng ngón tay không duỗi thẳng được thường do những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc khi bạn gập và duỗi ngón tay quá mức gây ra. Khi gặp phải những dấu hiệu của ngón tay cò súng tốt nhất là bạn hãy tới gặp bác sĩ chuyên phẫu thuật tay, người có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề của ngón tay, cổ tay và bàn tay. Các bác sĩ phẫu thuật tay được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng để xử lý mọi cấp độ của bệnh ngón tay cò súng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

48.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan