Chỉ định mở rộng lỗ liên hợp đốt sống

Chỉ định mở rộng lỗ liên hợp đốt sống khi bệnh nhân bị các bệnh nguyên nhân từ tắc nghẽn gây hẹp ống sống như thoái hóa đốt sống, u nang, các bệnh về xương,... Khi dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra các triệu chứng như đau ở vùng bị ảnh hưởng, ngứa ran và yếu ở chân tay bị ảnh hưởng.

1. Hẹp ống sống thắt lưng là gì?

Chứng hẹp ống sống thắt lưng chính là hẹp ống sống. Chúng gây ra tình trạng bị chèn ép vào các dây thần kinh đi xuống dưới đến hai chân. Chèn ép dây thần kinh này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống. Dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra các triệu chứng như: Đau ở vùng bị ảnh hưởng, ngứa ran và yếu ở chân tay bị ảnh hưởng.

Từ đó, để điều trị, sẽ cần phải mở rộng lỗ liên hợp đốt sống. Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên do tình trạng thoái hóa. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi, do một số nguyên nhân trong quá trình phát triển.

Thông thường, bác sĩ phẫu thuật sẽ có chỉ định mở rộng lỗ liên hợp đốt sống để giảm các triệu chứng này.

2. Mở rộng lỗ liên hợp đốt sống là gì?

Mở rộng lỗ liên hợp là phương pháp phẫu thuật giải nén giúp làm rộng đường đi của gốc thần kinh cột sống, thoát khỏi kênh tủy sống. Trong quá trình phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp đốt sống, bác sĩ sẽ loại bỏ xương hoặc mô làm tắc nghẽn đường đi gây chèn ép (nén) rễ thần kinh cột sống, có thể gây viêm và đau. Mục đích của chỉ định mở rộng lỗ liên hợp đốt sống để giúp giảm áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép.

3. Chỉ định mở rộng lỗ liên hợp đốt sống khi nào?

Hội chứng thắt lưng hông:
Tình trạng tắc nghẽn dẫn tới tình trạng bị hẹp ống sống thắt lưng sẽ được chỉ định mở rộng lỗ liên hợp đốt sống

Tình trạng tắc nghẽn dẫn tới tình trạng bị hẹp ống sống thắt lưng. Các quá trình khác có thể làm tắc nghẽn ống đốt sống và chèn ép dây thần kinh tủy sống. Các tình trạng có thể gây hẹp ống sống thắt lưng bao gồm:

Bệnh nhân bị viêm khớp thoái hóa cột sống (thoái hóa đốt sống), có thể gây cựa xương

  • Thoái hóa đĩa đệm, có thể làm cho đĩa đệm sưng phồng vào lỗ đốt sống
  • Sưng dây chằng lân cận
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Bệnh nhân bị u nang hoặc có khối u
  • Mắc bệnh xương (như bệnh Paget)
  • Các vấn đề bẩm sinh (như bệnh lùn).

4. Triệu chứng hẹp ống sống thắt lưng

Người bệnh có các triệu chứng sau:

  • Đau, yếu hoặc tê ở chân, bắp chân hoặc mông.
  • Vọp bẻ ở bắp chân khi đi, cần phải nghỉ nhiều lần để đi một đoạn đường.
  • Đau lan đến một hay cả hai cẳng chân hoặc đùi, tương tự như đau thần kinh tọa.
  • Một vài trường hợp hiếm có thể có mất vận động của hai chân, rối loạn tiểu tiện hoặc đại tiện.
  • Đau có thể giảm khi cúi người ra trước, ngồi hoặc nằm.

5. Quy trình mở rộng lỗ liên hợp đốt sống

Phẫu thuật điều trị u xơ tuyến vú
Chỉ định phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp sẽ thực hiện mất khoảng 1 giờ

Chỉ định phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp sẽ thực hiện mất khoảng 1 giờ. Bệnh nhân có thể ra viện vào hôm sau.

Thực hiện phương pháp gây mê toàn thân. Người thực hiện là bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, 1 bác sĩ gây mê để theo dõi và điều dưỡng viên hỗ trợ, theo dõi nhịp tim và huyết áp trong quá trình phẫu thuật

Bác sĩ phẫu thuật rạch một vết nhỏ ngay cạnh phần cột sống có triệu chứng và sẽ rạch một vết ngang với đốt sống bị ảnh hưởng.

Bác sĩ sử dụng tia X và kính hiển vi đặc biệt để điều khiển phẫu thuật. Họ sẽ đẩy lùi các cơ lưng xung quanh cột sống để lộ phần đốt sống bị tắc nghẽn.

Bác sĩ phẫu thuật sử dụng các dụng cụ nhỏ để loại bỏ tắc nghẽn bên trong ống đốt sống. Tình trạng tắc nghẽn có thể là cựa xương hoặc đĩa đệm sưng phồng. Phương pháp này giúp giảm áp lực lên dây thần kinh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể tiếp tục thực hiện một thủ thuật khác, như cắt bản sống. Phương pháp này giúp loại bỏ một phần của đốt sống.

Cuối cùng, nhân viên y tế sẽ lấy ra các dụng cụ và đặt cơ lưng trở lại vị trí. Sau đó, họ sẽ khâu các vết rạch nhỏ lại.

6. Chăm sóc, lưu ý sau khi phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp đốt sống

  • Hạn chế tối đa cử động nào trong một khoảng thời gian.
  • Tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ về các loại thuốc, hoạt động thể chất và chăm sóc vết thương. Không bê vác vật nặng, cần dùng sức.
  • Vật lý trị liệu thêm để giúp hồi phục.
  • Tuân thủ theo lịch tái khám. Nếu thấy có những dấu hiệu lạ cần nhanh chóng tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được kiểm tra kịp thời.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan