Các nguy cơ do thông tin vắc-xin bị sai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thi Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hiện nay, một số bộ phận người sử dụng mạng xã hội để truyền bá các thông tin không chính xác, trong đó có thông tin vắc-xin, ví dụ hiện tượng tẩy chay vắc-xin. Nhưng người đọc lại không biết nguồn thông tin nào đáng tin cậy nên họ đọc bất cứ điều gì xuất hiện đầu tiên trên internet.

1. Nghiên cứu về nguy cơ thông tin vắc-xin bị sai

Một cuộc kiểm tra về xu hướng tiêm chủng ở Đan Mạch cho thấy mức độ sai lệch của vắc-xin có thể gây hại như thế nào.

Từ năm 2013 đến 2016, thông tin tiêu cực về vắc-xin HPV (papillomavirus ở người) lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Đan Mạch. Kết quả là hàng ngàn cô gái đã không tiêm vắc-xin này nữa, mặc dù vắc-xin HPV đã được chứng mình minh có hiệu quả trong phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

Đối với nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill đã xem xét bốn khoảng thời gian khác nhau để nghiên cứu tỷ lệ tiêm chủng HPV ở Đan Mạch: vắc-xin đạt mức độ chấp nhận sử dụng các loại vắc-xin khác (2009); bắt đầu có các thông tin truyền thông tiêu cực về vắc-xin (2013); mức độ truyền thông phủ sóng thông tin tiêu cực rộng rãi (2015) và chiến dịch quốc gia nhằm khẳng định cho người dân về sự an toàn của vắc-xin (2017-2019).

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng sau sự sợ hãi về thông tin sai lệch, đã khiến giảm 50% tỷ lệ tiêm chủng và khoảng 26.000 cô gái Đan Mạch đã không được tiêm loại vắc-xin này. Từ đó, ước tính tương lai sẽ xảy ra sẽ có khoảng 180 trường hợp ung thư cổ tử cung và 45 trường hợp tử vong do bệnh ung thư cổ tử cung.

Sáng kiến ​​thực hiện chiến dịch khẳng định sự an toàn của vắc-xin HPV của chính phủ Đan Mạch năm 2017 đã làm tăng nhẹ tỷ lệ tiêm chủng, nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn trước khi xảy ra bùng phát thông tin sai về vắc-xin.

Theo các chuyên gia, tiêm vắc-xin HPV là an toàn và có thể ngăn ngừa tới 90% bệnh ung thư cổ tử cung. Các bé gái được khuyến khích nhận vắc-xin từ 11 đến 12 tuổi, do thời điểm này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.

Phong trào bài trừ vắc-xin
Thông tin vắc-xin bị sai có thể làm giảm tỷ lệ tiêm chủng

2. Nguồn thông tin vắc-xin chính xác

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ) trước khi xem xét thông tin vắc-xin trên Internet, hãy kiểm tra xem thông tin đó đến từ một nguồn đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên.

Các nội dung về vắc-xin phải được nghiên cứu, viết và phê duyệt bởi các chuyên gia, bao gồm bác sĩ, nhà nghiên cứu, nhà dịch tễ học và nhà phân tích. Nội dung được dựa trên các thông tin khoa học đã được thẩm định. Bên cạnh đó về từ ngữ, hình ảnh và đường link website cần được xây dựng nhằm phục vụ tốt nhu cầu thông tin của công chúng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chuyên gia y tế công cộng, nhà giáo dục và nhà nghiên cứu. Cuối cùng, các dữ liệu khoa học và thông tin về vắc-xin cần thường xuyên được cập nhật.

WHO
Lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy để kiểm tra thông tin

Bạn cần lưu ý rằng, mặc dù Internet là một công cụ hữu ích để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sức khỏe nhưng Internet không thể thay thế cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Các nguồn thông tin vắc-xin chính xác trên thế giới như:

  • Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
  • Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ)

Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

49 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan