Mang thai ở phụ nữ bị bệnh thận: Nên hay không?

Phụ nữ mắc bệnh thận thụ thai và tiếp tục mang thai có nguy cơ bất lợi cho sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Mặc dù, y học ngày càng hiện đại và có sự tiến bộ vượt bậc trong việc chăm sóc trước sinh và trẻ sơ sinh nhưng những rủi ro vẫn tỉ lệ thuận với mức độ rối loạn chức năng thận.

1. Mang thai và bệnh thận

Phụ nữ mắc bệnh thận khi mang thai là tương đối hiếm gặp. Việc xác định chính xác tỷ lệ mắc bệnh thận mãn tính trong thời kỳ mang thai là rất khó khăn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mắc mang thai mắc bệnh thận, việc chẩn đoán được tình trạng bệnh trước khi mang thai là 0,03%.

Bệnh suy thận nhẹ thường có diễn biến âm thầm chính vì vậy rất khó để phát hiện bệnh khi ở giai đoạn đầu.

Tình trạng suy thận không liên quan đến thai kỳ vì trên thực tế phụ nữ mắc bệnh suy thận nặng đều vượt quá tuổi sinh đẻ hoặc bị vô sinh.

Suy thận được chia làm 5 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 ảnh hưởng đến 3% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ( 20-39 tuổi).
  • Giai đoạn 3-5 ảnh hưởng đến 1 trong 150 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhưng vì khả năng sinh sản giảm và tỷ lệ sảy thai sớm nên mang thai ở đối tượng này là ít gặp.

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh thận mãn tính khi mang thai bị rối loạn chức năng thận nhẹ và mang thai thường không ảnh hưởng đến tiên lượng thận.

Theo một nghiên cứu thực hiện với 46 trường hợp mang thai ở 38 phụ nữ bị suy thận mãn tính, 22% bị tiền sản giật, 22% sinh non, hạn chế tăng trưởng của thai nhi là 13%, tỷ lệ sinh mổ là 24%.

Tỉ lệ biến chứng thấp trong nghiên cứu này bắt nguồn từ thực tế là gần 90% phụ nữ chỉ bị suy thận nhẹ.

Tăng huyết áp mãn tính, tiền ung thư, thiếu máu hay hạn chế tăng trưởng của thai nhi và sinh non là những biến chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai bị suy thận từ nhẹ đến nặng.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ ban đầu bị suy thận nhẹ có nguy cơ suy giảm chức năng thận trong thai kỳ, sau sinh có khoảng một nửa số đó vẫn bị ảnh hưởng.

Nghiên cứu 26 đối tượng mắc bệnh thận trung bình, có tới 62% bị tăng huyết áp mãn tính, 58% bị tiền sản giật và 73% bị thiếu máu. Bên cạnh đó, khoảng 80% phụ nữ bị tăng huyết áp và mắc bệnh thận nhẹ sẽ có nguy cơ bị tiền sản giật so với 30% đối tượng không bị tăng huyết áp và mắc bệnh thận. Tỷ lệ hạn chế tăng trưởng của thai nhi đối với những đối tượng này là 35%, tỷ lệ sinh non là 30%. Trong số những người bị suy thận nặng, 82% bị tăng huyết áp, 64% bị tiền sản giật và 100% bị thiếu máu, 43% tỷ lệ hạn chế tăng trưởng của thai nhi , 86% tỷ lệ sinh non.

Tăng huyết áp mãn tính khiến cho phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật và suy giảm chức năng thận. Nguy cơ này có thể được giảm khi tình trạng huyết áp được cải thiện.

Tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát
Tăng huyết áp mãn tính là những biến chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai bị suy thận từ nhẹ đến nặng

2. Mang thai và lọc máu

Kết quả mang thai ở những phụ nữ bị suy thận được lọc máu tăng lên rõ rệt trong những năm qua.

Tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh tốt hơn ở những thai phụ bị suy thận bắt đầu lọc máu khi mang thai so với những thai phụ bắt đầu chạy thận sau khi mang thai.

Việc tăng thời gian lọc máu có thể cải thiện tình trạng bất thường ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên sinh non vẫn là nguyên nhân chính gây nên bệnh tật và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.

Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh đối với bệnh nhân chạy thận trong thai kỳ là 30-50%.

Quá trình lọc máu chuyên sâu mang lại kết quả tốt hơn về tình trạng mang thai của những thai phụ bị suy thận mãn tính. Phương pháp được đề xuất đó là tăng tần suất lọc máu và duy trì nồng độ ure trong máu (<100mg/ml) để giảm nguy cơ nước ối dư thừa và dự đoán nguy cơ sinh non.

3. Mang thai và cấy ghép

Suy thận sau ghép thận
Cấy ghép thường gây mất khả năng sinh sản ở phụ nữ bị bệnh thận giai đoạn cuối

Cấy ghép thường gây mất khả năng sinh sản ở phụ nữ bị bệnh thận giai đoạn cuối.

Khoảng 12% phụ nữ bị suy thận ở độ tuổi sinh đẻ có thể mang thai sau khi cấy ghép, tỷ lệ thành công khi mang thai là trên 90% sau ba tháng đầu.

Ca mang thai thành công đầu tiên được ghi nhận từ người mẹ được ghép thận từ chị em sinh đôi giống hệt nhau. Kể từ đó, nhiều trường hợp mang thai thành công đã được ghi nhận ở những người nhận ghép thận.

Một nghiên cứu được thực hiện với 48 trường hợp mang thai ở 24 ca cấy ghép, 68% đối tượng sinh con trong đó có 1 ca sinh đôi.

Tuy nhiên theo một số nghiên cứu được thực hiện gần đây, tỷ lệ mang thai ở những người nhận thận thấp hơn đáng kể so với dân số nói chung. Tỷ lệ mang thai rồi dẫn đến mất thai đột ngột cũng tăng theo thời gian.

Các cuộc nghiên cứu chưa chắc chắn về việc mang thai và cấy ghép bao gồm bản thân sức khỏe bệnh nhân và những rủi ro lâu dài đối với thai nhi. Cũng chưa có cách nào có thể tạo ra chất ức chế miễn dịch hoặc điều trị trong thai kỳ đặc biệt là khi xuất hiện tác nhân mới mà vẫn đảm bảo sự an toàn của thai kỳ.

Mức độ suy thận ảnh hưởng tới quá trình mang thai của thai phụ. Phụ nữ mắc bệnh thận ở giai đoạn 1-2 với tình trạng tăng huyết áp không kiểm soát và protein niệu gây ảnh hưởng tới kết quả của thai kỳ. Thời gian lọc máu tăng lên làm cải thiện tỷ lệ biến chứng ở mẹ và cải thiện kết quả thai kỳ. Những người nhận ghép thận đã được thụ thai trong hơn 50 năm qua và kết quả thu được từ người mẹ và trẻ sơ sinh đang có những kết quả trái ngược nhau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: ncbi.nlm.nih.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan