Nhiễm trùng đường tiết niệu có tự khỏi không? Cách điều trị nào hiệu quả?

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam, nữ là gì, do đâu?

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam, nữ
Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam, nữ

Nhiễm trùng tiết niệu ở nữ, nam là nhiễm trùng cơ quan như thận, niệu đạo, bàng quang... nằm trong hệ tiết niệu. Theo thống kê, có khoảng 40 nữ giới mắc bệnh này ở một số thời điểm. Tỷ lệ phụ nữ trưởng thành mắc khoảng 4% và tỷ lệ đó tăng lên 7% khi ở độ tuổi 50. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ trưởng thành cao hơn gấp tới 30 lần so với nam giới.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiết niệu là vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu. Dù cơ thể con người được thiết kế có thể ngăn chặn được các vi khuẩn. Tuy nhiên đôi lúc biện pháp phòng thủ này thất bại có thể bởi các nguyên nhân:

- Hoạt động tình dục không lành mạnh.

- Cấu tạo của hệ bài tiết ngắn.

- Dùng biện pháp ngăn ngừa mang thai chất lượng kém.

- Thời kỳ mãn kinh, sinh nở.

- Bị bẩm sinh.

- Đường tiết niệu bị tắc nghẽn.

-....

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu có tự khỏi không? Mức độ nguy hiểm của bệnh

Mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng tiết niệu
Mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng tiết niệu

Triệu chứng nhiễm trùng, viêm tiết niệu ở giai đoạn đầu vẫn còn nhẹ. Nhưng khi không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển mạnh, khó chữa hơn, đặc biệt là nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, viêm nhiễm đường tiết niệu không tự chữa khỏi. Để chữa khỏi, hạn chế các triệu chứng cho người bệnh cần có sự can thiệp từ phía bác sĩ chuyên khoa.

Một số biến chứng khi bị viêm, nhiễm trùng tiết niệu gặp phải nếu như không chữa trị kịp thời:

- Nhiễm trùng có thể phát tác.

- Viêm nhiều đợt trong 4 - 6 tháng.

- Viêm tiết niệu lên tới 4 lần/năm.

- Với phụ nữ có thai thì có thể gặp biến chứng thai kỳ.

- Nhiễm trùng huyết.

- Nhiễm trùng thận.

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ, nam có chữa được không? Cách điều trị hỗ trợ tại nhà

Cách hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiết niệu như uống đủ nước, tăng nhóm thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn…
Cách hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiết niệu như uống đủ nước, tăng nhóm thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn...

Câu trả lời là CÓ chữa được. Và thuốc kháng sinh được xem là phương pháp đầu tiên tối ưu nhất cho người bệnh khi mắc nhiễm trùng tiết niệu. Vậy nhiễm trùng, viêm tiết niệu uống thuốc gì? Tùy vào loại vi khuẩn tìm thấy ở trong nước tiểu và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định, kê đơn thuốc phù hợp.

Nhiễm trùng đơn giản: Người bệnh thường được bác sĩ kê đơn thuốc sau:

- Ceftriaxone

- Cephalexin (Keflex)

- Nitrofurantoin

- Fosfomycin

...

Nhiễm trùng thường xuyên: Với trường hợp này, bác sĩ đề xuất điều trị chuyên biệt:

- Đối với người mãn kinh nên dùng liệu pháp estrogen.

- Bị nhiễm trùng bởi hoạt động tình dục thì chỉ cần sử dụng 1 liều thuốc kháng sinh sau làm “chuyện ấy” xong.

- Sử dụng kháng sinh ở dạng liều thấp kéo dài 6 tháng hoặc có thể lâu hơn.

Nhiễm trùng nặng: Với người bệnh đang bị nhiễm trùng nặng, ngoài dùng thuốc kháng sinh còn phải tiêm thuốc vào tĩnh mạch.

4. Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu hiệu quả bằng cách làm sạch bộ phận vùng kín
Phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu hiệu quả bằng cách làm sạch bộ phận vùng kín

Nhiễm khuẩn tiết niệu hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu như mọi người áp dụng đúng theo hướng dẫn dưới đây.

- Lau sạch phía trước, sau của bộ phận vùng kín.

- Tránh để bộ phận sinh dục bị kích ứng, tốt nhất không dùng sữa tắm, xà phòng để vệ sinh khu vực này.

- Không nhịn đi tiểu.

- Tránh mặc đồ lót kém chất lượng.

- Thăm khám sức khỏe thường xuyên.

- Uống đủ nước.

Hy vọng các bạn đã có lời giải đáp nhiễm trùng đường tiết niệu có tự khỏi không, điều trị cách nào. Nếu thấy dấu hiệu của bệnh, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Từ đó chữa khỏi bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp tới HOTLINE hoặc đăng ký trên trang web TẠI ĐÂY/ qua app MyVinmec để đăng ký và theo dõi lịch khám dễ dàng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Nam giới sau điều trị viêm niệu đạo bị tiểu nhiều lần có sao không?
    Nam giới sau điều trị viêm niệu đạo bị tiểu nhiều lần có sao không?

    Em bị viêm niệu đạo. Đã điều trị xong được 2 tháng. Trước thì em bị tiểu buốt và sáng ngủ dậy có ít mủ màu vàng. Sau khi điều trị truyền kháng sinh được 7 ngày thì em hết ...

    Đọc thêm
  • Actixim 1g
    Công dụng thuốc Actixim 1g

    Actixim là thuốc gì? Thuốc Actixim 1g được sử dụng trong các trường hợp điều trị và dự phòng nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn da, xương, nhiễm khuẩn huyết và bệnh lậu,....Thuốc Actixim 1g có ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Tanpum
    Công dụng thuốc Tanpum

    Thuốc Tanpum có thành phần đặc dụng sử dụng điều trị cho tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm. Tuy nhiên, thuốc dạng này thường chỉ sử dụng dưới sự theo sát của bác sĩ và nhân viên y tế. Chính ...

    Đọc thêm
  • Rialcef
    Công dụng thuốc Rialcef

    Thuốc Rialcef được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận, viêm tai giữa, viêm họng, viêm phế quản cấp và mãn tính,... Vậy công dụng của thuốc Rialcef là gì?

    Đọc thêm
  • Ranbaxycepodem 200mg
    Công dụng thuốc Ranbaxycepodem 200mg

    Ranbaxycepodem có hoạt chất là Cefpodoxim 200mg, một loại kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn mạnh nên thường được sử dụng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau như tiết niệu, da, ...

    Đọc thêm