Kích thước vòng đầu của bé theo tháng tăng thế nào?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bé nhà em sinh non 1 tháng 2,7kg. Lúc mới sinh, em chưa đo được vòng đầu cho bé. Từ 2 tháng, em mới bắt đầu đo vòng đầu. Cụ thể như sau 2 tháng: 56,5cm nặng 4,7kg vòng đầu 40; 3 tháng: 59cm nặng 5,4 vòng đầu 41; 4 tháng: 62cm nặng 6,2kg vòng đầu 42,5; 5 tháng: 64,5cm nặng 6,8kg vòng đầu 44. Bác sĩ cho em hỏi kích thước vòng đầu của bé theo tháng tăng thế nào? Bé nhà em có phải đầu to không? Em cảm ơn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Ngô Văn Dần - Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Kích thước vòng đầu của bé theo tháng tăng thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Vòng đầu của trẻ sẽ tăng khoảng 2cm/ tháng trong 3 tháng đầu, 4-6 tháng tuổi vòng đầu tăng 1cm/ tháng và 6 - 12 tháng tuổi sẽ tăng 0.5cm/tháng. Như vậy vòng đầu của bé tăng không nhanh từ tháng thứ 2. Nguyên nhân của vòng đầu to nhanh thường gặp nhất là não úng thủy, thường gặp trong những trường hợp trẻ bị xuất huyết não hoặc não úng thủy bẩm sinh.

Bạn có thể cho bé đi siêu âm thóp để kiểm tra. Nếu trẻ bú kém, sốt, khó thở, vòng đầu to nhanh, co giật thì bạn cần đưa bé đi khám.

Nếu bạn còn thắc mắc về kích thước vòng đầu của bé theo tháng, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

60 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Hiện tượng úng thủy não ở trẻ sơ sinh
    Biến chứng nguy hiểm của não úng thủy

    Não úng thuỷ là một trong những bệnh lý phức tạp ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự ...

    Đọc thêm
  • Điều trị não úng thủy
    Điều trị não úng thủy

    Não úng thủy là một bệnh thường gặp trong bệnh lý hệ thần kinh trung ương. Điều trị phẫu thuật não úng thủy có thể khôi phục và duy trì mức dịch não tủy bình thường trong não. Ngoài ra ...

    Đọc thêm
  • Chụp PET/CT
    Ai nên chụp cộng hưởng từ sọ não?

    MRI não có thể hữu ích trong việc đánh giá các vấn đề khác như đau đầu dai dẳng, chóng mặt, yếu hoặc liệt cơ, suy giảm thị lực (nhìn mờ) hoặc động kinh, và nó có thể giúp phát ...

    Đọc thêm
  • Hôn mê
    Hôn mê ở trẻ em: Chẩn đoán và điều trị

    Hôn mê ở trẻ em luôn là một tình trạng cấp cứu. Chính vì thế, chẩn đoán hôn mê ở trẻ em cần được xác định nhanh chóng và sẵn sàng các phương tiện sơ cứu ban đầu, tiếp theo ...

    Đọc thêm
  • Quản lý tổn thương não
    Quản lý tổn thương não như thế nào?

    Các tổn thương chính đối với não bao gồm các hiện tượng thiếu máu cục bộ, chấn thương, xuất huyết và thiếu oxy, có thể xảy ra ở đơn lẻ hoặc kết hợp. Quản lý tổn thương não cần đảm ...

    Đọc thêm