Vị thuốc tần giao có tác dụng gì?

Vị thuốc tần giao chính là rễ phơi khô của cây tần giao, thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian ở Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu vị thuốc tần giao có tác dụng gì trong bài viết dưới đây.

1. Vị thuốc tần giao là gì?

Cây tần giao mọc hoang hoạc được trồng nhiều ở các tỉnh của Trung Quốc như Quảng Đông, Đông Bắc, ... và một số nước như Ấn Độ, Triều Tiên. Ở Việt Nam, tần giao phân bố rải rác khắp các tỉnh, thường mọc bụi hoang hoặc bãi đất trống.

Cây tần giao có tên khoa học là Gentiana macrophylla Pall, thuộc họ long đởm (Gentianaceae). Đây là loài cây nhỏ, cao từ 1 – 1,5m có cành nhẵn, màu lục hoặc tím sẫm, hơi phìm ở mấu. Lá cây mọc đối xứng, hình mác hẹp. Hoa tần giao mọc thành cụm ở ngọn thân và đầu cành thành bông hẹp, màu trắng có đốm tía. Quả có nang nhẵn, hình đinh. Tần giao được thu hái quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè (tháng 7 – 8).

Vị thuốc tần giao chính là rễ tần giao phơi khô. Phần rễ cây sau khi thu hoạch đem rửa sạch, loại bỏ rễ con, thái lát nhỏ mỏng rồi đem sấy khô hoặc phơi.

2. Thành phần của tần giao

Trong tần giao có chứa alcaloid (Gentanin, gentianin, gentianidin...) và tinh dầu.

3. Vị thuốc tần giao có tác dụng gì?

3.1 Theo y học hiện đại

Theo y học hiện đại, rễ tần giao có công dụng kháng viêm do có chứa các thành phần Gentianine A. Ngoài ra, tác dụng vị thuốc tần giao là giảm đau, an thần, giải nhiệt, tăng đường huyết, hạ huyết áp, ổn định nhịp tim.

3.2 Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, vị thuốc tần giao có có tính cay, vị đắng, tính hơi hàn, quy vào ba kinh can, vị, bàng quang.

Công dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận trường, khu phong, trừ thấp, tán ứ, tiêu sưng, giảm đau. Phần vỏ rễ và vỏ thân được bào chế làm thuốc chữa đau nhức xương khớp, chân tay tê bại, sưng đau, vàng da, ho, sốt, rôm sảy, mụn nhọt. Rễ tần giao sắc uống nước có tác dụng lợi tiểu, hạ nhiệt, giảm đau, thấp khớp, tiêu chảy, mụn nhọt, tiểu tiện khó, rắn cắn.

4. Một số bài thuốc từ tần giao

Trong y học cổ truyền, tác dụng của tần giao là trị các chứng phong thấp, đau khớp, thiên về phong tà, bắp thịt tê buốt, chân tay co quắp. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ tần giao:

Bài thuốc 1

  • Thành phần: Tần giao, bạch chỉ, nhũ hương, vỏ cây vông, độc hoạt, hoàng bá, nhân hạt đào, uy linh tiên, xuyên khung, hán phòng kỷ.
  • Cách dùng: Sắc uống.
  • Công dụng: Trị thấp khớp, đau nhức xương khớp, chân tay co quắp.

Bài thuốc 2

  • Thành phần: Tần giao, thạch cao, cam thảo, đương quy, xuyên khung, độc hoạt, bạch thược, khương hoạt, phòng phong, bạch chỉ, hoàng cầm, sinh địa, thục địa, bạch linh, tế tân.
  • Cách dùng: Các vị tán thành bột, hãm bỏ bã, uống nóng.
  • Công dụng: Khu phong, thanh nhiệt, điều hòa khí huyết, chữa chân tay không vận động được, cứng lưỡi nói khó.

Bài thuốc 3

  • Thành phần: Tần giao, tri mẫu, đương quy, mai ba ba, địa cốt bì, sài hồ.
  • Cách dùng: Các vị nghiền thành bột mịn. Sắc uống, uống lúc gần đi ngủ.
  • Công dụng: Trị sốt về chiều, nóng hâm hấp trong xương.

Bài thuốc 4

  • Thành phần: Tần giao, địa cốt bì, thanh cao, cam thảo.
  • Cách dùng: Sắc uống
  • Công dụng: Trị hư lao, sốt về chiều, khi đi ngủ hay ra mồ hôi.

Bài thuốc 5

  • Thành phần: Tần giao, thanh hao, tri mẫu, miết giáp, địa cốt bì.
  • Cách dùng: Sắc uống.
  • Công dụng: Trị sốt về chiều do âm hư.

Bài thuốc 6

  • Thành phần: Tần giao, cam thảo chích, bạc hà diệp.
  • Cách dùng: Các vị tán thành bột, hãm bỏ bã, uống ấm.
  • Công dụng: Trị sốt ở trẻ nhỏ.

Bài thuốc 7

  • Thành phần: Tần giao, lá diên tươi, cốt toái bổ, xuyên tiêu.
  • Cách dùng: Sắc uống lúc ấm.
  • Công dụng: Chữa bong gân, sai khớp.

Bài thuốc 8

  • Thành phần: Tần giao, ngải cứu, lá diên tươi.
  • Cách dùng: Giã nhỏ đắp ngày 2 lần.
  • Công dụng: Chữa bong gân, sai khớp.

5. Một số lưu ý khi sử dụng tần giao

Không nên dùng tần giao cho người suy nhược, thể trạng yếu, chân tay đau nhức lâu ngày do khí huyết hư, tiêu chảy.

Tác dụng của tần giao được ứng dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào sử dụng cũng mang lại hiệu quả cao. Do đó, trước khi sử dụng vị thuốc này cho bất kỳ mục đích nào, cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng vị thuốc bạch cập
    Công dụng vị thuốc bạch cập

    Bạch cập hay còn có tên gọi khác là liên cập thảo. Đây là một vị thuốc Đông y nổi tiếng có vị đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu, bổ phế và làm tan máu ứ, nhanh lành ...

    Đọc thêm
  • đại táo có tác dụng gì
    Cây đại táo có tác dụng gì?

    Vị thuốc đại táo là quả táo tàu chín phơi hoặc sấy khô. Theo Tài liệu về Y Học Cổ Truyền, vị thuốc đại táo có vị ngọt, tính ôn; vào tỳ, vị và có công dụng chữa trị rất ...

    Đọc thêm
  • cây sóng rắn
    Công dụng cây sóng rắn

    Cây sóng rắn là một loại cây cam thảo có tác dụng dùng để giải nhiệt, chữa ho. Khi sử dụng loại cây này đúng liều lượng, đúng bài thuốc, chúng có thể làm bệnh thuyên giảm rõ rệt. Tuy ...

    Đọc thêm
  • cây hoàng nàn
    Tác dụng chữa bệnh của cây hoàng nàn

    Hoàng nàn là dược liệu có công dụng giảm đau và sát khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, dược liệu này có độc tính khá mạnh, cần được chế biến và sử dụng đúng cách để không gây tác động xấu ...

    Đọc thêm
  • Cây bông báo
    Cây bông báo có tác dụng gì?

    Cây bông báo là dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền với công dụng tiêu viêm, giảm sưng, giúp nhanh lành vết thương... Ngoài ra, bông báo còn là loại cây trang trí và ...

    Đọc thêm