Ăn, uống nước cà tím trị bệnh gì?

Cà tím là một loại thực phẩm xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết đến những lợi ích chữa bệnh của cà tím. Vậy cà tím có những tác dụng gì? Ăn, uống nước cà tím trị được bệnh gì?

1. Vị thuốc từ cà tím

Cà tím có tên khoa học là Solaum melongena L, tên Hán việt là Nuy qua, thuộc họ cà (Solanaceae), cùng họ với một số loại thực phẩm như Cà chua, Khoai tây và Hồ tiêu.

Cây cà tím có dạng thân thảo, ưa nhiệt. Thân cây cao 50 -150cm, có gai nhỏ quanh thân; Lá phiến rộng, mặt dưới có lông tơ bao phủ; Hoa có màu trắng hoặc tím nhạt, nhị hoa vàng; Quả mọng, mọc đơn lẻ, hình thuôn dài từ 15 - 23cm, đường kính quả khoảng 4 - 5cm hoặc lớn hơn tùy giống cà. vỏ quả mỏng có màu tím, bên trong có hạt nhỏ.

Bộ phận dùng làm thức ăn hay dược liệu là quả cà tím khi vừa chín tới.

Thành phần hóa học gồm:

  • Trong cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa, hàm lượng calo thấp, nhiều nước thích hợp trong chế độ ăn của người giảm cân.
  • Trong 100g cà tím chỉ cung cấp 35 kcal nhưng giàu các chất dinh dưỡng khác như: chất béo, chất xơ, protein, các nguyên tố vi lượng (canxi, magie, sắt, photpho, kali, natri, kẽm, mangan, đồng), Vitamin C, vitamin B6, thiamin, Riboflavin, Niacin, Pantothenic acid, Folate, Lutein và zeaxanthin, Vitamin K,...

2. Cà tím có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, cà tím có tính cực hàn, công dụng: lợi tiểu, thanh can giáng hỏa, nhuận tràng, hóa đàm, chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc.

Vậy ăn cà tím trị bệnh gì?

  • Tốt cho sức khỏe tim mạch: thành phần giàu kali giúp ổn định nhịp tim, giảm lượng LDL-Cholesterol, tăng HDL-Cholesterol (do hoạt chất flavonoid), giảm nguy có mắc bệnh tim mạch.
  • Ăn cà tím giúp chống lại các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch tế bào, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa tế bào ung thư, làm chậm quá trình lão hóa nhờ thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa.
  • Cải thiện trí nhớ: cà tím tốt cho sức khỏe tình thần và nhân thức, loại bỏ độc tố trong tế bào, tăng lưu lượng tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ.
  • Giúp giảm cân: chứa lượng chất xơ hòa tan rất tốt cho hệ tim hóa, làm nhanh no, thích hợp cho người giảm cân.
  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu: Hàm lượng sắt có trong cà tím giúp dự phòng các nguyên nhân gây thiếu máu, tăng quá trình chuyển hóa protein.
  • Cải thiện thị lực: Hợp chất anthrocyanin giúp tăng quá trình dẫn truyền hệ thần kinh trung ương, phòng ngừa đục thủy tinh thể, giúp mắt sáng và khỏe hơn.
  • Giúp xương chắc khỏe: Thành phần phenolic có thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương ở người lớn tuổi. Ở trẻ em, sắt và canxi trong cà tím giúp xương phát triển chắc và khỏe hơn.
  • Ngăn ngừa rụng tóc: các vitamin nhóm B, vitamin A giúp tóc mọc nhiều và khỏe hơn, tăng độ bóng mượt cho tóc và giảm rụng tóc.
  • Tác dụng lợi tiểu: uống nước cà tím có tác dụng lợi tiểu, thải các chất độc ra khỏi cơ thể do một số bệnh gây phù nhẹ bệnh tim, bệnh thận,...
  • Kiểm soát đường huyết: các chất xơ không hòa tan trong cà tím có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm nguy cơ hấp thu đường cơ cơ thể, giúp ổn định đường máu, phòng ngừa bệnh lý tiểu đường.

3. Một số bài thuốc từ cà tím

Ngoài chế biến thành những món ăn thơm ngon trong gia đình, cà tím còn có thể sử dụng như một vị thuốc để điều trị bệnh.

Bài thuốc từ cà tím giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp

  • Nguyên liệu: Cà tím 200g, Mã đề 15g, Hành 10g, Gừng 5g, Tỏi 10g và các gia vị khác vừa đủ.
  • Chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu và thái nhỏ vừa ăn. Cho chảo lên bếp để nóng và đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm, sau đó bỏ cà tím và mã để vào xào chín, thêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Bài thuốc tiêu thực, giảm mỡ, hạ huyết áp

  • Nguyên liệu: Gà giò 1 con, Cà tím 200g, Sơn tra 15g, Gừng 5g, Hành 10g, gia vị khác vừa đủ.
  • Chế biến: Gà làm sạch bỏ nội tạng, cà tím rửa sạch thái lát, các nguyên liệu khác cắt nhỏ. Cho nồi lên bếp để nóng rồi đổ dầu vào, đợi dầu nóng cho gừng, hành vào phi thơm bỏ gà vào xào sơ. Đổ lượng nước vừa đủ sau đó bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nấu sôi bằng lửa lớn trong 30 phút rồi nêm gia vị vừa ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Bài thuốc hạ huyết áp bằng các món chay

  • Các món ăn chay từ cà tím như cà tím om, cà tím sốt cà chua, cà chua chiên có thể làm giảm trị số huyết áp.

Ăn, uống nước cà tím giúp bỏ thuốc lá:

  • Một số nghiên cứu đã chứng minh ăn 10g cà tím chứa lượng nicotin tương tự như hút thuốc lá suốt 3 giờ. Do đó, khi có cảm giác thèm thuốc lá có thể ăn các món ăn chế biến từ cà tím.

Bài thuốc chữa các chứng xuất huyết tiêu hóa, ho ra máu, tiểu máu

  • Ăn cà tím phối hợp với chanh, ngó sen, rau cần làm bền thành mạch, phòng ngừa các chứng chảy máu rả rích do tổn thương thành mạch.
  • Sắc cà tím cả quả và cuống rồi lọc lấy nước uống để chữa tiểu máu.

Ăn cà tím phòng ngừa các ban tía, đồi mồi ở người già

  • Sử dụng cà tím như thức ăn trong bữa cơm giúp giảm tình trạng ứ huyết, nổi ban đỏ hay chấm đồi mồi ở người già.

Bài thuốc chữa viêm phế quản cấp

  • Nguyên liệu: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ.
  • Chế biến: Cà tím rửa sạch cắt dọc dài. Gừng, tỏi cắt nhỏ, trộn với nước tương, dầu, muối, đường. Sau đó bóp lên cà rồi đem chưng cách thuỷ.

Bài thuốc trị viêm gan và các triệu chứng của viêm gan

  • Cà tím thái nhỏ, trộn với gạo và nấu ăn liên tục nhiều ngày sẽ giảm triệu chứng vàng da, vàng mắt.

Bài thuốc bảo vệ răng, chống hôi miệng

  • Cà tím rửa sạch, cắt nhỏ rồi trộn với muối theo tỷ lệ 5 cà tím, 1 muối và đổ nước vừa ngập. Ngâm hỗn hợp trong ít nhất 3 ngày, ép chặt và để chỗ tối, sau đó lấy cà ra để ráo nước, phơi chỗ mát, rang cháy rồi tán bột mịn. Dùng bột này như kem đánh răng hàng ngày, phòng ngừa sâu răng hay các bệnh lý ở miệng.
  • Có thể dùng bột này để trị viêm lợi, tổn thương niêm mạc miệng.

Cách chế biến nước cà tím để uống

  • Nguyên liệu: Cà tím 160g, 1 lít nước lọc, chanh 100g vắt lấy nước.
  • Chế biến: Cà tím rửa sạch, cắt mỏng. Đun sôi nước sau đó cho cà tím vào nấu mềm khoảng 25 phút. Tắt lửa, để nguội rồi ép lấy nước, cho nước cốt chanh vào uống hàng ngày.

Lưu ý: Cà tím tính rất lạnh, không nên phối hợp với thức ăn lạnh khác, khi chế biến món ăn nên thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh. Người cơ địa hàn, hay bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng không nên ăn cà tím quá nhiều.

Tóm lại, cà tím là một loại thực phẩm dễ tìm, dễ chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày. Ăn, uống nước cà tím có nhiều tác dụng điều trị các bệnh lý của cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan