Tác dụng của cây hoàng bá

Cây hoàng bá hay cây nghiệt mộc là một loại dược liệu được sử dụng tương đối phổ biến trong y học hiện nay. Theo y học cổ truyền, cây hoàng bá có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hỏa, giải độc tiêu viêm. Vậy cây hoàng bá chữa bệnh gì? Cách sử dụng cây hoàng bá như thế nào để an toàn và hiệu quả?

1. Cây hoàng bá là loại cây như thế nào?

Hoàng bá hay còn gọi là cây nghiệt mộc, nghiệt bá hay hoàng nghiệt. Cây hoàng bá có tên khoa học là Phellodendron amurense Rupr, thuộc họ Cam.

Đặc điểm của cây hoàng bá:

  • Là một cây thân gỗ sống lâu năm có vỏ thân dày, bề mặt sần sùi màu xám đến nâu xám; cành non màu nâu tím. Vỏ cây hoàng bá được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Tùy theo mục đích sử dụng, người ta có thể bào chế hoàng bá theo nhiều cách thức khác nhau như hoàng bá sao, hoàng bá phiến, hoàng bá tẩm rượu, hoàng bá than hay hoàng bá tẩm muối.
  • Lá kép hình trứng hoặc bầu dục, mọc đối xứng, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt, có lớp lông ở gân giữa, mép lá nguyên không xẻ.
  • Hoa hoàng bá mọc thành cụm ở phần ngọn thân hoặc đầu cành, màu vàng lục hay vàng nhạt. Hoa hoàng bá thường nở vào tháng 5 đến tháng 7.
  • Quả thịt có hình cầu, trong có hạt cứng, khi chín có màu tím. Mùa quả hoàng bá rơi vào tháng 10 đến tháng 12.

Thành phần hoạt chất của cây hoàng bá:

  • Vỏ cây hoàng bá: chủ yếu chứa các alkaloid như berberin, Palmatin, Jatrorrhizin, Candicin, Magnoflorin và các hợp chất Phenolic.
  • Lá cây hoàng bá: Phelamurin, Amurensin, Aglycon phelamuretin...
  • Quả cây hoàng bá: Limonoid, Myreen, Geraniol...

Có không ít người bị nhầm lẫn giữa cây hoàng bá với cây núc nác. Trên thực tế, vỏ núc nác vẫn được sử dụng để thay thế cho vỏ hoàng bá trong mục đích chữa bệnh và người ta đặt cho nó cái tên là hoàng bá nam.

2. Cây hoàng bá có tác dụng gì?

Chắc hẳn không còn ai xa lạ với cái tên Berberin. Đây là một trong những sản phẩm thuốc có chứa hoàng bá, được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh về đường ruột như viêm gan vàng da, viêm đại tràng, lỵ...

Theo một vài nghiên cứu về tác dụng của cây hoàng bá, người ta kết luận rằng:

  • Cây hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương khác nhau.
  • Tác dụng kháng nấm, đặc biệt ức chế một số loại nấm có thể gây bệnh ngoài da.
  • Khi tiến hành thử nghiệm trên động vật, các nhà thí nghiệm cho biết cây hoàng bá có thể làm hạ huyết áp trên động vật thực nghiệm.

Ngoài ra, tinh dầu được chiết xuất từ quả hoàng bá có tác dụng long đờm rất tốt. Hoạt chất Phellodendrin trong vỏ cây hoàng bá có khả năng ức chế thần kinh trung ương trên chuột được tiến hành thí nghiệm, tăng cường trương lực ruột, đồng thời kích thích tăng cả biên độ co bóp của ruột.

Theo đông y, hoàng bá có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh tỳ, thận và bàng quang.

  • Công năng của cây hoàng bá theo đông y: thanh nhiệt táo thấp, tư âm giáng hỏa, giải độc tiêu viêm.
  • Hoàng bá chủ trị các chứng:
  • Hạ tiêu thấp nhiệt dẫn đến chứng viêm bàng quang thấp nhiệt, bệnh nhân bị tiểu tiện ít, tiểu rắt tiểu buốt.
  • Âm hư sinh phát sốt, ra mồ hôi trộm, hoa mắt chóng mặt, xương cốt đau âm ỉ.
  • Di tinh nguyên nhân do thận hỏa.
  • Điều trị mụn nhọt, sang lở.

3. Cách sử dụng vỏ cây hoàng bá và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng bá

Như đã nói ở trên, bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu của cây hoàng bá là vỏ thân cây phơi khô hoặc sấy. Sau khi thu hái dược liệu, tùy theo mục đích sử dụng sẽ có những cách bào chế khác nhau như:

  • Thái phiến dùng trực tiếp: người ta sẽ đem vỏ hoàng bá đi ủ mềm rồi thái chéo thành các phiến rồi phơi khô để sử dụng.
  • Hoàng bá tẩm muối: tẩm hoàng bá với muối theo tỉ lệ 10kg hoàng bá với 100g muối. Thực hiện: hòa tan 100g muối với nước rồi cho hoàng bá vào ngâm trong 30 phút, vớt ra để rao sau đó mang sao khô trên lửa nhỏ.
  • Hoàng bá sao tồn tính: rửa sạch dược liệu rồi sao trực tiếp trên bếp lửa cho đến khi lớp vỏ bên ngoài của dược liệu bị cháy đen thì bỏ ra ngoài cho nguội. Tiếp đó phun vào dược liệu một ít nước để làm giảm hỏa độc của hoàng bá.
  • Hoàng bá sao vàng: làm nóng chảo rồi cho dược liệu vào sao trên lửa nhỏ cho đến khi hoàng bá chuyển màu vàng đậm.
  • Hoàng bá tẩm rượu: Đem ủ 10kg hoàng bá trong 2kg rượu trắng trong 30 phút rồi lấy dược liệu sao trên lửa nhỏ cho đến khi dược liệu khô hoàn toàn.

Sử dụng vỏ cây hoàng bá để trị bệnh có thể dùng ở dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột tùy theo tình trạng bệnh lý và mục đích sử dụng. Liều lượng khuyến cáo: 3 đến 12g/ngày.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàng bá được lưu truyền rộng rãi trong dân gian:

  • Bài thuốc trị di tinh, tiểu đục: lấy bột hoàng bá trộn với vỏ hàu hoặc vỏ hến đã được nung thành bột theo tỉ lệ 1:1, mỗi lần dùng 5 đến 9g pha với nước sôi để nguội rồi uống trực tiếp ngày 2 lần.
  • Bài thuốc trị viêm ruột cấp tính, lỵ cấp tính: Lấy hoàng bá 9g với bồ công anh 15g đem sắc uống trước ăn, dùng ngày 1 thang, uống trong 2 tuần.
  • Bài thuốc trị viêm gan cấp, đau tức vùng gan, bị trướng bụng, đi tiểu đỏ: Hoàng bá 12g, đại hoàng, chi tử, mộc thông, chỉ xác, nọc sởi mỗi vị 10g đem sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Nên uống thuốc trước ăn khoảng 1 giờ và dùng liệu trình trong 3 đến 4 tuần tùy theo tình trạng bệnh của từng người.
  • Bài thuốc trị viêm da, ngứa, lở loét có các nốt chảy nước vàng: lấy hoàng bá và thạch cao mỗi vị 30g rồi nghiền thành bột mịn dùng rắc trực tiếp vào vết thương rồi băng vùng bị bệnh lại bằng vải gạc sạch.
  • Bài thuốc trị thương hàn: dùng 4 vì hoàng bá, bạch cập, đồng lượng, vị du và đồng lượng đem tán bột mịn rồi pha với nước ấm uống trước ăn. Mỗi lần dùng khoảng 9g thuốc, uống trong nhiều ngày liên tiếp.
  • Bài thuốc điều trị bệnh đái tháo đường có kèm chứng âm hư hỏa vượng, đau đầu chóng mặt: hoàng bá, đỗ trọng, quy bản, tri mẫu, kỷ tử và trắc bách diệp mỗi vị 12g, thêm ngũ vị tử với cam thảo mỗi vị 6g dùng sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Nên uống thuốc trước ăn, uống trong 2 đến 3 tuần.

Ngoài ra còn rất nhiều bài thuốc khác có sử dụng cây hoàng bá để chữa bệnh như điều trị viêm tai giữa ở trẻ em, điều trị chứng viêm lưỡi hay sưng lưỡi ở trẻ nhỏ...

Mặc dù cây hoàng bá là một vị thuốc tốt và có nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải sử dụng thuốc đúng mục đích, đúng bệnh và đúng với thể trạng người bệnh. Không nên lạm dụng thuốc và sử dụng bừa bãi để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể làm tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc nam trị sỏi mật
    Thuốc nam trị sỏi mật có hiệu quả không?

    Sỏi mật đã được nghiên cứu điều trị bằng thuốc nam từ rất lâu và cũng có nghiên cứu đánh giá phương pháp điều trị này có hiệu quả, an toàn và tiết kiệm được nhiều chi phí cho người ...

    Đọc thêm
  • cây chân rết
    Cây chân rết có tác dụng gì?

    Là cây thảo thân leo, cây chân rết mọc bám trên đá, hoặc các cây gỗ to và phân bố ở nhiều nơi ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Vậy cây chân rết được dùng trong chữa bệnh lý gì?

    Đọc thêm
  • đông y chữa xuất huyết giảm tiểu cầu
    Có thể dùng đông y chữa xuất huyết giảm tiểu cầu?

    Tiểu cầu là một thành phần của máu được sinh ra từ tủy xương có tác dụng cầm máu. Giảm tiểu cầu miễn dịch thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm và phá ...

    Đọc thêm
  • Cây đài hái
    Cây đài hái có tác dụng gì?

    Cây đài hái là một vị thuốc Nam, ngoài công dụng chữa bệnh cây còn được ép lấy tinh dầu để nấu nướng thay cho mỡ lợn. Dó đó mà cây còn được biết đến với tên dây mỡ lợn ...

    Đọc thêm
  • comazil
    Công dụng thuốc Comazil

    Thuốc Comazil là thuốc trị cảm cúm có nguồn gốc từ thảo dược, được sử dụng nhằm cắt cơn cảm cúm và điều trị triệu chứng gây ra do cảm cúm. Vậy Comazil là thuốc gì và được sử dụng ...

    Đọc thêm