Cây sống đời có tác dụng gì?

Cây sống đời là một trong những loại cây cảnh được ưa chuộng vì chúng có hoa rất đẹp và mang nhiều ý nghĩa tích cực trong phong thủy. Ít ai biết rằng, ngoài là cây cảnh loại cây này còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Vậy cây sống đời có tác dụng gì trong điều trị bệnh lý?

1. Tìm hiểu về cây sống đời

Cây sống đời còn được gọi là cây lá bỏng, sở dĩ cây có tên như vậy là vì tác dụng chữa bỏng của cây.

Các nhà khoa học đánh giá cao thảo dược từ cây sống đời, cũng như được nhiều thầy thuốc hái về làm dược liệu. Ngoài chức năng bào chế thuốc, lá cây sống đời còn có màu sắc tươi đẹp, mang nhiều ý nghĩa phong thủy.

2. Cây sống đời có tác dụng gì

Tác dụng cây sống đời trong việc chữa bệnh:

  • Chữa bỏng: Cách dùng khá đơn giản, bệnh nhân chỉ cần hái lá cây rửa sạch, sau đó đắp lên vùng da bỏng. Lá cây sống đời có hiệu quả cao trong việc làm lành da bị bỏng, tuy nhiên chỉ đối với trường hợp bỏng nhẹ ngoài da, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để điều trị nếu vết bỏng nặng gây ảnh hưởng đến nội tạng.
  • Viêm xoang mũi: Cây sống đời còn có công dụng điều trị viêm xoang mũi rất hiệu quả, chỉ cần hái lá cây, rửa sạch rồi giã nát. Sau khi đun thành nước cốt, người bệnh dùng bông sạch chấm vào nước và nhét vào lỗ mũi, mỗi ngày đều đặn 4 đến 5 lần.
  • Đau lưng, xương khớp: Khi bị đau lưng, đau xương khớp, người bệnh có thể lấy lá sống đời hơ qua lửa rồi đắp lên vùng khớp bị đau. Có thể quấn chặt giữ lá trên vùng bị đau nếu phải hoạt động, di chuyển nhiều.
  • Trị chảy máu cam: Khi bị chảy máu cam, người bệnh rửa sạch cây sống đời rồi giã lấy nước. Sau đó dùng bông sạch chấm vào dung dịch lá rồi nhét vào lỗ mũi làm liền vết thương.
  • Trị viêm họng: Người bị viêm họng chỉ cần rửa sạch lá sau đó nhai sống rồi nuốt lấy nước. Sử dụng nhiều lần trong ngày sẽ giúp điều trị viêm họng hiệu quả.
  • Chữa trĩ nội: Người bệnh nhai lá sống đời để lại bã, cho vào khăn để đắp vào hậu môn. Mỗi ngày đắp 3 buổi, mỗi buổi dùng từ 3 đến 4 lá. Nên lau sạch hậu môn bằng nước muối ấm trước khi đắp.
  • Chữa nhức đầu: Khi bị nhức đầu chỉ cần đun lá sống đời bằng lửa nóng rồi đắp lên vùng trán bị nhức.
  • Hỗ trợ tuyến sữa: Trong thời kỳ cho con bú, người mẹ có thể dùng lá cây sống đời để tăng lượng sữa, chỉ cần nấu canh để ăn hằng ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ nhận thấy lượng sữa tăng rõ rệt.
  • Trị mất ngủ: Mất ngủ là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên, gây ra tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Người mất ngủ vào buổi tối nên dùng 3 đến 4 lá sống đời ăn sống hoặc ép lấy nước uống.
  • Đại tiện ra máu: Dùng 10g sống đời, 10g cỏ mực, 10g ngải cứu và 10g trắc bá sau đó đem sao vàng. Hỗn hợp trên khi đem đi sắc nước uống trong vòng một tháng sẽ đem lại hiệu quả tốt.
  • Làm lạnh sẹo: Dùng lá bỏng giã nhuyễn đắp lên vùng da khi đang bắt đầu lành lại, sử dụng thường xuyên để không để lại sẹo.
  • Viêm đại tràng: Một buổi ăn sống 6-7 lá sống đời, chia đều 3 buổi 1 ngày, ăn cả bã để phát huy hiệu quả điều trị viêm đại tràng
  • Chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ em: Rửa sạch lá sống đời và ngâm vào nước muối, để ráo nước rồi ép lấy khoảng 60ml nước cho trẻ uống, một ngày 2 lần.

Nhìn chung, tác dụng của cây sống đời rất hiệu quả trong việc chữa bệnh, có thể đắp lên da hoặc ép lấy nước uống, nên có thể kết luận cây sống đời hoàn toàn không có độc, an toàn và lành tính.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan