Bấm huyệt chữa lạnh chân có hiệu quả không?

Bấm huyệt chữa lạnh chân là một biện pháp điều trị an toàn, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái và có tác dụng hiệu quả. Do đó, phương pháp này đang là được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi hơn.

1. Lạnh chân - cảnh báo dấu hiệu của bệnh Raynaud

Lạnh chân là triệu chứng điển hình của bệnh Raynaud xảy ra do co thắt mạch máu ở các ngón tay hoặc ngón chân. Bệnh có tính kịch phát khi gặp lạnh hoặc kích động tâm lý.

Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định. Theo các nhà khoa học cho rằng rối loạn hệ thần kinh trung ương hoặc rối loạn nội tiết có thể là yếu tố gây bệnh chính. Bệnh tiến triển từ từ, ban đầu chỉ xảy ra trong mùa lạnh khi ngâm tay vào nước lạnh. Khi mới ngâm các ngón tay, ngón chân xuất hiện màu trắng bệch, sau chuyển màu tím tái, lạnh tê. Cuối cùng, các ngón tay cảm giác đau nhức, nóng lên và chuyển màu tím sang màu đỏ tím.

2. Cách bấm huyệt chữa lạnh chân

2.1. Vị trí huyệt

Bấm huyệt chân và tay là cách điều trị lạnh chân hiệu quả, một số vị trí huyệt thường được sử dụng gồm:

  • Huyệt hợp cốc: Khép ngón trỏ với ngón cái, huyệt nằm ở điểm cao nhất của cơ ngón trỏ và ngón cái
  • Huyệt nội quan: Nằm trên nếp gấp cổ tay 2 tấc, ở giữa cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé
  • Huyệt khúc trì: Gập khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa ngắn khớp khuỷu, cơ ngửa dài, cơ quay 1
  • Huyệt ủy trung: Nằm ở ngay giữa lằn chỉ ngang nếp nhượng chân
  • Huyệt túc tam lý: Đặt lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón giữa chạm vào xương chày, sau đó di chuyển ngón giữa hơi ra phía ngoài 1 ít là huyệt tam lý
  • Huyệt thừa sơn: Nằm giữa đường nối huyệt ủy trung và gót chân, dưới ủy trung 8 tấc, ngay chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và cơ sinh đôi trong
bấm huyệt chân
Bấm huyệt chân có thể dùng nhiều vị trí khác nhau như huyệt thừa sơn

2.2. Cách thực hiện bấm huyệt chân

Bấm huyệt chữa lạnh chân được tiến hành qua các bước sau:

  • Bước 1: Người bệnh ở tư thế ngồi, người thực hiện dùng đầu ngón cái ấn các huyệt hợp cốc, nội quan, khúc trì đến khi có cảm giác đau và căng tại chỗ, mỗi huyệt ấn 1 phút.
  • Bước 2: Người bệnh ở tư thế nằm sấp hoặc ngửa để bắt đầu bấm huyệt bàn chân và cẳng chân. Người chữa trị đứng bên cạnh, dùng đầu ngón cái ấn các huyệt ủy trung, túc tam lý, thừa sơn, mỗi huyệt 1 phút.
  • Bước 3: Người chữa trị dùng ngón cái và ngón trỏ bắt gió các gân và cơ các chi bị bệnh từ đầu gối đến đầu ngón chân. Động tác từ ngoài vào trong, tác động ở mức tối đa mà bệnh nhân chịu được, lặp lại nhiều lần trong 3 phút.
  • Bước 4: Người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, người chữa trị dùng ngón trỏ và ngón giữa giữ 1 ngón chân của bệnh nhân ở gốc ngón, sau đó vuốt, trượt nhanh ra đầu ngón, lặp lại nhiều lần trong 1 phút.
  • Bước 5: Người bệnh tư thế nằm ngửa, người chữa trị đứng bên cạnh, dùng 2 bàn tay giữ lấy chi bị bệnh một cách đối xứng rồi làm động tác chà xát từ đầu gối xuống đến đầu ngón chân. Động tác cần nhanh, gọn và đều đặn, lặp lại nhiều lần trong 5 phút.

3. Các phương pháp chữa lạnh chân khác

3.1. Xoa bóp chữa lạnh chân

Một số động tác xoa bóp mà người bệnh có thể tự thực hiện để chữa lạnh chân gồm:

  • Xoay ngón chân bị lạnh: Dùng ngón tay cái và 3 ngón kia làm thành cái kẹp giữ 1 ngón chân, làm động tác vặn qua vặn lại trái, phải, vừa xoay vừa kéo từ gốc ngón ra đầu ngón.
  • Xoa bụng: Người bệnh nằm ngửa, hai chân co lại, xếp chồng 2 bàn tay áp lên bụng, xoa quanh rốn từ phải sang trái, lặp lại nhiều lần trong 5 phút.

Các biện pháp xoa bóp này nên thực hiện 1 lần/ngày, mùa lạnh có thể 2 - 3 lần/ngày nhằm làm giảm hoặc ngăn ngừa nguy cơ lạnh chân. Lực thực hiện động tác cần vừa phải, tránh gây trầy xước da. Thêm vào đó, luôn phải giữ cho đôi chân ấm áp, hạn chế tiếp xúc lạnh.

3.2. Tự cứu huyệt vị chữa lạnh chân

Lấy lá của cây ngải cứu khô, đun nhỏ lửa cho khô giòn, cho vào cái rá sạch, chà xát cho tơi xốp; nhặt bỏ các cuống lá, rồi cuộn vào các mảnh giấy báo thành các điếu ngải cứu. Mỗi điếu dài khoảng 15cm, đường kính 1 - 1,5cm, lượng bột ngải cứu cho mỗi điếu khoảng 5 - 7g, cuộn chặt và gập kín hai đầu để bột khỏi bị rơi ra.

Các huyệt cần được cứu vào gồm: huyệt dũng tuyền (ở chỗ lõm dưới gan bàn chân, nằm ở giữa 2 mô đệm bàn chân, đoạn 1/3 kể từ đầu ngón chân thứ 2 đến gót chân); huyệt túc tam lý (nằm thẳng về phía dưới, cách hõm mé ngoài của đầu gối 1 khoát tay khoảng cách tương đương 4 ngón tay, từ ngón trỏ đến ngón út; huyệt bát phong là 8 huyệt, nằm ở đầu giữa kẽ của các ngón chân.

Đốt cháy một đầu điếu ngải cứu, hơ nhẹ trên các huyệt vị nói trên, khi hơ, nên để điếu ngải cứu cách xa huyệt vị khoảng 2 - 3cm, đồng thời dùng tay quay tròn điếu ngải theo chiều kim đồng hồ cho tới khi có cảm giác nóng ở nơi cứu thì chuyển sang huyệt khác. Cứ làm lần lượt các huyệt ở chân ngày 1 - 2 lần vào buổi sáng và tối. Lưu ý, tránh bỏng bởi các tàn lửa và khi thực hiện xong phải dập tắt hết mọi đốm lửa còn nằm sâu trong điếu ngải cứu.

bấm huyệt chân
Bấm huyệt chân đem lại nhiều tác dụng cho người bệnh

3.3. Ngâm nước gừng chữa lạnh chân

Có thể dùng cách ngâm chân với nước gừng để chữa lạnh chân. Cách pha nước gừng: Lấy 50g gừng tươi hoặc 20g gừng khô, thái mỏng, đun sôi với 2 lít nước trong 20 phút, đổ cả bã và nước sắc ra chậu. Khi nước còn đủ ấm (khoảng 40 độ) thì ngâm ngập 2 bàn chân vào; vừa ngâm, vừa lấy các bã gừng xát đều lên da chân, sau đó lau khô chân rồi ủ ấm, ngày làm 1 lần vào buổi tối.

Bấm huyệt chữa lạnh chân có thể được áp dụng để cải thiện tình trạng lạnh chân. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm các phương pháp được thực hiện tại nhà để tăng hiệu quả điều trị bệnh lý này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan